Câu nói này xuất phát từ thời cổ đại Trung Quốc và được lưu truyền đến ngày nay, để hiểu lý do tại sao người ta lại nói vợ chồng cãi nhau đầu giường, cuối giường hoà thuận thì chúng ta cần nhìn vào cuối giường nơi người xưa ngủ. Khi bạn nhìn vào bức tranh cổ Hàn Hi Tái dạ yến đồ của họa sĩ Cố Hoành Trung sáng tác vào thời Ngũ Đại Thập Quốc, bạn có thể hiểu được ý nghĩa của câu nói này. Hóa ra có một “Kho báu” ở cuối giường có thể làm giảm mâu thuẫn giữa vợ và chồng.
Hàn Hi Tái (907 – 970), tự Thúc Ngôn, người Bắc Hải Sơn Đông, là một tiến sỹ cuối thời Nam Đường, trước đó ông là một quý tộc phương Bắc, do chiến tranh loạn lạc, bị triều Nam Đường giữ lại sử dụng. Hậu Chủ Lý Dục kế vị, thế lực nước Nam Đường sa sút, mà triều Tống ở phương Bắc lại nổi lên nhanh chóng. Lý Dục lo lắng bất an về sự tồn vong của triều đình. Đối với Hàn Hi Tái, Lý Dục muốn trao cho ông chức tể tướng, nhưng lại không yên tâm, trong lòng vô cùng mâu thuẫn. Hàn Hi Tái cũng ý thức, bề ngoài tuy chịu ân huệ của triều đình Nam Đường, nhưng rốt cuộc lại là người phương Bắc, và cũng không có ý làm quan.
Hàn Hi Tái thân trong nghịch cảnh, vì để tránh gặp vận nạn có thể xảy ra, không thể không hết sức tránh xung đột với triều đình, đồng thời về sinh hoạt ông cũng chọn phương thức phóng túng, ngông cuồng, buông thả hưởng thanh sắc, để Hoàng Đế không nghi ngờ mình cũng như che mắt tai mắt triều đình. Lý Dục chỉ cho rằng Hàn Hi Tái sinh hoạt phóng túng quá, xuất phát từ “quý tiếc tài năng hắn” muốn thông qua hội họa để khởi tác dụng khuyên nhủ Hàn Hi Tái. Do đó, khi Lý Dục biết tin Hàn Hi Tái “Thích ca kỹ, chuyên tiệc tùng thâu đêm, tuy khách khứa nhiều, vẫn vui vẻ cuồng dật, không biết ước chế”, bèn “Lệnh cho Cố Hoằng Trung đêm đến phủ đệ hắn, xem xem, mắt thấy tâm nhớ, vẽ lại dâng lên”. Kết quả của vụ điều tra là bức tranh Hàn Hi Tái dạ yến đồ.
Hàn Hi Tái không phải là người ngu ngốc, ông ta biết mục đích mà Cố Hoành Trung đến đây vì thế ông ta đã cố tình tổ chức một bữa tiệc sang trọng, truỵ lạc và lãng phí để tiếp đón Cố Hoành Trung, xua tan đi nghi ngờ của Hoàng Đế đối với mình. Vì lệnh của Hoàng Thượng nên Cố Hoành Trung quan sát tình hình trong nhà ông ta rất cẩn thận, thậm chí ngay cả phòng ngủ riêng cũng được ông vẽ lại.
Khi Hàn Hi Tái uống rượu say trở về phòng ngủ của mình, ông ta thấy thê thiếp của mình đang ngồi đối diện ông ta, ăn mặc mát mẻ, hở hang trò chuyện vui vẻ với nhau, bên cạnh thì có những cô hầu đang bận rộn trước sau. Ông ta đã say, nhìn vào những người phụ nữ ăn mặc hớ hênh kia với ánh mắt nóng rực như muốn nuốt chửng họ nhưng họ mải nói chuyện nên không để ý.
Ở bức tranh chúng ta có thể thấy rõ sự giàu có của Hàn Hi Tái, bởi vì chỉ những người giàu mới có một chỗ rộng rãi để đặt một đồ vật giống như chiếc bàn hẹp nhưng lại dài ở cuối giường. Đây được gọi là “Sập xuân”.
Theo truyền thuyết, chiếc sập này được là từ gỗ của cây hương xuân hay còn gọi tên khác là mạy sao, xoan hôi, hay tông dù là một loài cây thuộc Chi Hương xuân có nguồn gốc ở các miền đông, trung và tây nam Trung Quốc. Cả “xuân” trong “hương xuân” và xuân trong “sập xuân” đều được phát âm là “chūn” nhưng xuân trong hương xuân là “椿” (13 nét) còn xuân trong sập xuân là “春” (9 nét) chính là cảnh xuân, chỉ hành động thân mật liên quan đến tình dục.
Trên thực tế, chiếc sập này không chỉ được các cặp vợ chồng dùng để ngồi trò chuyện mà còn làm một số chuyện để cho cuộc sống nhàm chán thêm vui vẻ. Ý nghĩa của chiếc sập này chính là như vậy. Ở trên, chúng ta đã nói về những người phụ nữ của Hàn Hi Tái mải buôn chuyện mà không hề biết chồng mình đang nhìn mình với đôi mắt nóng bỏng.
Điều này giống như các cặp vợ chồng khác, thường có những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống, hai bên đều vô tình bỏ qua, không quan tâm. Tuy nhiên, một khi ở nơi riêng tư hơn như là cuối giường, hai người sẽ bình tĩnh trò chuyện, cởi bỏ nút thắt. Ngoài ra, trong không gian này cả hai cũng có cơ hội thực hiện một số động tác thân mật và chiếc sập xuân sẽ đóng vai trò quan trọng trong thời điểm này.
Trong xã hội hiện đại đã không còn chiếc sập xuân ở cuối giường nhưng ý nghĩa của nó vẫn được lưu truyền lại từ thời cổ đại. Rốt cuộc, hai người không có quan hệ huyết thống đã cùng nhau lập nên một gia đình vì tình yêu và không cần phải làm tổn thương sự bình yên, hạnh phúc của mình chỉ vì một điều nhỏ nhặt.
Bây giờ mọi người đều biết ý nghĩa của câu “Đầu giường cãi nhau, cuối giường làm hoà” rồi đó. Nó có nghĩa là trong không gian riêng tư đó, mọi người có thể trò chuyện một cách cởi mở và chân thật, bộc lộ những cảm xúc phức tạp ẩn giấu trong lòng, đồng thời hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng từng gặp trục trặc.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo