NỮ GIỚI » Tâm sự

Phụ nữ EQ thấp sẽ có 4 biểu hiện sau

Thứ tư, 14/10/2020 07:17

EQ ảnh hưởng đến cách thức chúng ta điều khiển hành vi, định vị các mối quan hệ xã hội phức tạp và đưa ra quyết định cá nhân để đạt được kết quả tích cực.

Trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) hay còn được biết đến là chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient - EQ) của mỗi cá nhân. Đặc biệt ở nữ giới, nó biểu hiện khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc.

Dưới đây là những biểu hiện của người phụ nữ có chỉ số cảm xúc thấp, mọi người nên nắm bắt để phát hiện nhé!

Bị căng thẳng một cách dễ dàng

Trí tuệ cảm xúc sẽ khiến căng thẳng dễ xử lý hơn bằng cách cho phép người phụ nữ phát hiện và giải quyết vấn đề trước khi mọi chuyện trầm trọng hơn.

Những người thiếu trí tuệ cảm xúc có xu hướng sử dụng những phương tiện khác ít hiệu quả hơn để quản lý tâm trạng họ. Họ có khả năng trải nghiệm lo lắng, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện… cao gấp hai lần người có trí tuệ cảm xúc.

Thường xuyên phàn nàn về mọi thứ

Trong cuộc sống, ai cũng khó tránh những lúc tâm trạng buồn bực và có xu hướng phàn nàn với người khác. Tuy nhiên, nếu hành động này diễn ra quá thường xuyên, thậm chí trở thành thói quen hàng ngày thì đây chính là biểu hiện của một người phụ nữ có EQ thấp.

Cứ chỉ trích, cằn nhằn về mọi người, mọi chuyện xảy ra xung quanh và luôn cảm thấy cả thế giới này đều có lỗi với mình, chứng tỏ họ luôn coi mình là trung tâm, muốn điều khiển mọi thứ diễn ra theo đúng ý mình.

Đồng thời, hành động này cũng gián tiếp thể hiện năng lực làm chủ cảm xúc yếu kém, không biết cách đối diện và giải quyết vấn đề.

Định kiến và cố chấp

Những người có chỉ số EQ thấp rất nhanh có định kiến và sau đó họ thu thập những bằng chứng ủng hộ ý kiến ​​của mình và phớt lờ mọi bằng chứng chứng minh điều ngược lại.

Thông thường họ sẽ tranh cãi tới cùng để bảo vệ lý lẽ của mình. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người lãnh đạo, vì các ý tưởng chưa được suy nghĩ thấu đáo của họ có thể trở thành chiến lược của cả nhóm.

Người có trí tuệ xúc cảm dành thời gian xem xét kỹ những lập luận của mình, vì họ biết những phản ứng ban đầu thường bị cảm xúc chi phối. Họ để những ý tưởng của mình có thời gian phát triển, cân nhắc những hậu quả có thể xảy ra và suy xét các lập luận phản bác có thể có. Sau đó họ truyền đạt ý tưởng của mình theo cách hiệu quả nhất, có tính đến nhu cầu và ý kiến ​​của người nghe.

Nghĩ về quá khứ

Đa số chúng ta đều mắc một sai lầm, đó là suy nghĩ quá nhiều về những điều xảy ra trong quá khứ.

Giống như khao khát về sự ổn định, con người còn có một ước muốn nữa, đó là sự kiểm soát. Chúng ta luôn bị ám ảnh với suy nghĩ rằng, với đủ nỗ lực và kiên trì, con người có thể làm hoặc đạt được bất cứ điều gì.

Với những người hay suy nghĩ về sai lầm trong quá khứ, họ thường cho rằng nếu mình làm khác đi, mọi chuyện có thể đã tốt hơn. Suy nghĩ này sẽ khiến họ có được đôi chút cảm giác rằng mình đang kiểm soát được tình hình nhưng thực tế nó chỉ tốn thời gian mà thôi.

Thậm chí, khi bạn thường xuyên nghĩ về điều gì đó tồi tệ hoặc phạm sai lầm trong quá khứ, theo lẽ tự nhiên bạn sẽ cảm thấy tội lỗi và hối tiếc. Những người này hình thành một thói quen vô thức khi liên tục phát lại những sai lầm trong quá khứ bởi nó mang lại cảm giác kiểm soát trong tức khắc. Và cảm giác khiến mọi thứ trong tầm kiểm soát giúp đánh lạc hướng khỏi cảm giác bất lực - đó mới thực sự là chúng ta khi nghĩ về quá khứ.

Thực tế, việc ngẫm nghĩ hay dằn vặt về những sai lầm trong quá khứ sẽ không thể thay đổi những gì đã xảy ra. Điều đó có nghĩa cảm giác bất lực là không thể tránh khỏi.

Dù không dễ chịu gì nhưng những người có trí tuệ cảm xúc cao không chỉ hiểu mà còn chấp nhận sự thật ấy.

Thu Hiền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới