NỮ GIỚI » NỮ GIỚI

Tôi có nên cưới… bố chồng?

Thứ hai, 05/03/2012 10:17

Tôi sinh ra và lớn lên ở một tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc, vì điều kiện gia đình khó khăn nên đành gác chuyện đèn sách để đi lấy chồng. Chồng tôi là một chàng trai thông minh, khỏe mạnh và là con trai duy nhất trong gia đình sống ở cùng huyện.

Cưới nhau được một năm thì tôi sinh đứa con trai đầu lòng, cháu rất ngoan ngoãn và giống bố như đúc. Tôi là người chịu khó, lam lũ làm nương rẫy nên được bố mẹ chồng thương yêu như con đẻ của mình.

Cuộc sống cứ thế trôi đi trong niềm vui và hạnh phúc của cả gia đình. Nhưng rồi, một tai nạn kinh hoàng ập đến, mặc dù đã được gia đình và các y bác sỹ tận tình cứu chữa nhưng anh không qua khỏi. Anh ra đi để lại vợ dại, con thơ.

Càng thương nhớ chồng bao nhiêu thì càng buồn tủi cho phận bạc bẽo của mình bấy nhiêu. Những ngày tháng khổ đau, mất mát tưởng chừng tôi không thể vượt qua. Nhiều ngày liền tôi không ăn, không ngủ, cứ ngồi bệt trong buồng rồi đi đi lại lại như người “mất hồn”. Nhìn cô con dâu trẻ thương chồng mà tiều tụy đến kiệt cả sức lực, nhan sắc bố mẹ chồng càng thương nhiều hơn. Nhưng bố chồng là người chăm lo tôi nhiều nhất. Ông nấu cho tôi từng bát cháo, nhóm từng nồi than khi có không khí lạnh về, rồi an ủi, động viên tôi vượt qua nỗi đau. Rồi nỗi buồn, sự mất mát đó ngày một nguôi ngoai, tôi đã gắng gượng đứng dậy để chu toàn cho cuộc sống gia đình. Hàng ngày, tôi cùng bố chồng lo toan công việc trong nhà, lo kiếm tiền. Còn mẹ chồng thì ở nhà lo việc nhà và trông nom đứa cháu nội khôn lớn. Thời gian đó, tôi đã được bố chồng chỉ bảo cho rất nhiều điều. Từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống, đến công việc kiếm tiền mà trước đây do chồng và bố chồng tôi phụ trách. Ông rất ân cần và chăm sóc tôi từng li từng tý, nhờ ông cuộc sống của tôi vui hẳn lên. Nhưng cuộc đời ai biết được chữ ngờ, hơn hai năm sau ngày chồng tôi mất. Trong một lần ốm bệnh, mẹ chồng tôi cũng qua đời. Con trai mất, giờ lại đến vợ mất, nỗi đau chồng chất nỗi đau, lúc này tôi lại là người an ủi, động viên bố chồng như chính ngày xưa ông đã giúp tôi vượt qua nghịch cảnh.

Ảnh minh họa

Trong căn nhà đó, một gia đình có 3 thế hệ sống chung với nhau. Nhưng có hai người, một người là phụ nữ góa chồng và người kia là đàn ông góa vợ khi tuổi đời còn trẻ và chưa đến nỗi già. Chuyện gì đến nó cũng sẽ đến. Một hôm, bố chồng tôi bị cảm và không thể ra quán được (Nhà tôi có một cửa hàng xay xát). Tôi phải ở nhà để chăm sóc cho ông, vì trong nhà lúc này còn ai ngoài tôi để làm chuyện đó. Khi bưng bát cháo còn nóng vào cho bố chồng ăn, tôi dùng chiếc khăn lau những giọt mồ hôi đang lăn trên trán ông. Bỗng nhiên, ông nắm lấy bàn tay tôi thật chặt rồi nhẹ nhàng đặt lên môi ông. Tôi như lặng người đi vì tình huống ấy. Người phụ nữ một con phơi phới như tôi lâu lắm rồi không có hơi đàn ông, mặc cho lý trí nhắc nhở tôi là phải thoát ra được khỏi “tình cảnh” oái oăm này. Nhưng, cái bản năng của người phụ nữ trẻ đang khát khao làm tôi không sao cưỡng lại được bàn tay rắn chắc, ấm áp của bố chồng. Cơ thể tôi như cảm nhận được từng luồng sinh khí đang mãnh liệt trong ông, máu trong cơ thể tôi như đang lưu thông nhanh hơn, người tôi nóng lên rất nhanh rồi run run. Và tim tôi đã bắt đầu đập loạn nhịp… Cứ như thế, tôi và ông không thể kiềm chế, lao vào nhau như thiêu thân. Ông nói chúng tôi không cùng dòng máu, chúng tôi có thể sống với nhau, có thể là…vợ chồng. Hiện nay, tôi đã có thai với bố chồng được 4 tháng. Tâm trí tôi với bao ngổn ngang suy tư, nếu cứ thế này mãi thì vừa có tội với những người đã khuất, vừa xấu hổ với hàng xóm láng giềng. Nhưng nếu không hợp thức hóa mối quan hệ này thì dù sao đứa con trong bụng cũng là con của bố chồng tôi, và nay mai ai sẽ chăm sóc cho ông khi tuổi già sức yếu. Tôi biết phải làm sao khi đứng ở giữa ngã ba đường mà không tìm được lối ra?

Vietnamnet