1. Sẵn sàng "chiến đấu"
Mâu thuẫn trong hôn nhân là chuyện thường ngày, có điều bạn phải ứng xử với nó một cách thật trọng bởi nó chính là lý do khiến các mối quan hệ tan vỡ. Khi bất đồng xảy ra, im lặng sẽ chẳng thể giải quyết được vấn đề. Trái lại, bạn phải sẵn sàng tâm lý "chiến đấu" với đối tác của mình. Lưu ý là luôn tranh cãi trung thực, thẳng thắn và tích cực với mục đích tìm ra quan điểm đúng đắn, dù đó là của bạn hay của người ấy.
Lòng tự trọng quá cao, dễ bị tổn thương hay tâm lý muốn bảo vệ cái tôi cá nhân đến cùng sẽ biến mọi cuộc tranh cãi của bạn trở nên tiêu cực. Vì vậy, tốt hơn hết hãy gạt bỏ nó. Tranh cãi một cách lành mạnh, một chút ghen tuông... sẽ cho thấy bạn luôn quan tâm tới đối tác của mình và giúp hai người hiểu nhau hơn.
2. Không soi mói quá khứ của đối tác
Bạn muốn xây dựng một mối quan hệ hạnh phúc với người mà bạn yêu thường, chỉ cần đừng soi mói vào quá khứ của người ấy. Một khi bạn quá để tâm đến chuyện cũ của chàng, bạn sẽ bị ám ảnh bởi những thứ không liên quan đến bạn và khó mà hài lòng với cuộc sống hiện tại. Hãy dành những yêu thương, nhiệt huyết và nỗ lực cá nhân để vun vén cho mối quan hệ hiện tại cũng như xây đắp tương lai ngày một tốt đẹp hơn.
3. Đừng chờ đợi người ấy thay đổi
Nhiều người phụ nữ luôn ôm kỳ vọng kết hôn rồi người đàn ông của mình sẽ thay đổi và họ sẽ chỉ tìm thấy hạnh phúc nếu như đối tác thay đổi theo ý mình và ngày càng trở thành con người hoàn hảo như họ kỳ vọng. Mong muốn này rất dễ khiến đối tác của bạn hiểu lầm và châm ngòi cho nhiều cuộc chiến giữa bạn và chồng.
Đàn ông không bao giờ hài lòng khi biết người khác có ý định thay đổi mình. Hơn nữa mong muốn thay đổi đó khiến họ nghĩ bản thân không đủ tốt với bạn và bạn không thỏa mãn khi có được một người chồng như thế. Nếu sự thay đổi ở chàng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống của bạn, bạn nên nói thẳng suy nghĩ của mình với anh ấy và hai người đưa ra sự thỏa hiệp, như thế cả hai cùng thoải mái hơn.
4. Cho phép đối tác duy trì các mối quan hệ bạn bè
Không có gì nhàm chán hơn cuộc sống thiếu vắng những người bạn tốt. Cuộc hôn nhân của bạn có hạnh phúc đến mấy thì nó cũng không thể thay thế mối quan hệ bạn bè của hai người. Và nếu muốn gia đình mình luôn êm ấm, bạn không nên cấm đoán chàng gặp gỡ bạn bè cũng như cắt đứt liên lạc với những người bạn tốt trước đây.
Thời gian vui chơi cùng bạn bè sẽ giúp bạn và đối tác được nghỉ ngơi, thư giãn và đó là thói quen cần thiết để tránh được sự nhàm chán trong cuộc sống vợ chồng. Những lúc người ấy dành quá nhiều thời gian cho bạn bè, thân thiết với bạn bè còn hơn với vợ, bạn nên cố gắng kiềm chế sự tức giận và đặt mình vào hoàn cảnh của anh ấy để thấu hiểu suy nghĩ của một nửa còn lại.
5. Không cố gắng kiểm soát mọi thứ
Thường những người phụ nữ nhạy cảm luôn cố gắng đưa mọi thứ vào tầm kiểm soát của mình. Trong khi đó một mối quan hệ lành mạnh đòi hỏi bạn phải ứng xử linh hoạt. Quá khắt khe với đối tác của bạn, bạn sẽ chỉ càng đẩy người ấy ra xa mình.
Tất nhiên việc chung sống với một người chồng vô trách nhiệm sẽ làm tổn thương bạn nhưng nếu liên tục cãi vã vì "Anh không quan tâm đến em" sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ của hai người. Tập trung vào điểm tích cực của đối tác và "lôi kéo" anh ấy quan tâm đến bạn thay vì chỉ trích là bí quyết nên áp dụng.
6. Học cách lắng nghe
Bạn sẽ không thể trò chuyện và thấu hiểu những gì người ấy nói nếu không tập trung lắng nghe một cách cẩn thận. Đừng bao giờ vừa nói chuyện vừa xem ti vi hoặc dán mắt vào điện thoại. Khi tâm trạng không tốt, bạn nên cố gắng che giấu sự tức giận và cảm xúc tiêu cực để tập trung lắng nghe đối tác nói. Trở thành người biết lắng nghe, bạn sẽ hiểu người ấy nhiều hơn và tăng cường sự thân mật trong mối quan hệ của mình.
7. Nói chuyện thường xuyên
Lắng nghe không đủ để tạo sự gắn kết giữa hai người nếu bạn không biết cách trò chuyện với đối tác. Nếu người ấy làm điều gì đó sai trái, bạn có thể nói lên cảm xúc của mình, vì đàn ông không phải những nhà ngoại cảm nên họ không thể đọc được suy nghĩ của bạn. Hãy chia sẻ những câu chuyện cười, những điều thú vị bạn bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày, không ngần ngại thổ lộ suy nghĩ, bí mật, xúc cảm cá nhân, có như thế hai người mới thoải mái ở bên nhau lâu dài.
8. Gần gũi với gia đình chồng
Dù muốn hay không khi hai người bắt đầu cuộc sống chung, bạn buộc phải xây dựng mối quan hệ với người thân và gia đình của đối tác. Các vấn đề liên quan đến gia đình bên nội, bên ngoại đều có thể phá hoại cuộc hôn nhân của bạn. Vì vậy, bạn nên cố gắng hết mình để gần gũi với từng thành viên trong gia đình người ấy. Khi gặp chuyện khúc mắc với ai đó trong gia đình họ, bạn hãy nhờ đối tác để có lời khuyên hay vài sự giúp đỡ.
9. Học cách thỏa hiệp
Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh nhưng thỏa hiệp luôn là cách tốt nhất để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong mỗi gia đình. Nếu bạn thật sự yêu thương và muốn một gia đình êm ấm, bạn nên nghĩ đến việc thỏa hiệp trước mọi vấn đề, từ thói quen cá nhân hay những quyết định lớn lao.
Càng cứng đầu, bạn sẽ càng làm cho mối quan hệ của mình thêm căng thẳng và nhiều thù hận. Tuy nhiên, sự thỏa hiệp chỉ mang lại hiệu quả khi cả hai sẵn sàng, còn nếu nó chỉ đến từ một phía, nó lại là sự hy sinh, mà hy sinh quá nhiều trong khi nhận được quá ít, bạn sẽ không bao giờ chạm tay được tới hạnh phúc vì đã đánh mất chính mình trong hôn nhân.