1. Đương đầu với nỗi đau
Chấp nhận rằng đau đớn là chuyện hiển nhiên
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự từ chối trong tình cảm sẽ kích hoạt chức năng trong não tượng tự như khi xảy ra nỗi đau về thể chất. Bạn sẽ cảm thấy đau đớn khi chia tay với ai đó và cảm thấy buồn về việc này là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhiều nhà tâm lý học ước tính rằng khoảng 98% trong số chúng ta đã từng trải qua một vài dạng của tình yêu không được đáp lại hoặc là một cuộc chia tay đầy đau buồn. Việc nhận ra rằng bạn không phải là người duy nhất trải qua vấn đề này tuy không giúp chữa lành trái tim tan vỡ nhưng sẽ giúp bạn có thể dễ dàng chịu đựng nỗi đau.
Chấp nhận rằng đau đớn hậu chia tay là chuyện hiển nhiên
Bộc lộ cảm xúc của mình
Không nên giả vờ rằng bạn vẫn ổn. Chối bỏ hoặc kìm nén cảm xúc sẽ chỉ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Bạn cần phải đối mặt với cảm xúc của bản thân để có thể vượt qua chúng.
- Hãy khóc thật nhiều nếu bạn muốn. Khóc là một phương pháp chữa trị khi bạn buồn. Khóc có thể làm giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng và tức giận. Vì vậy, bạn hãy khóc hết mức có thể nếu cách này có thể giúp được bạn.
- Đấm đá hoặc đập vỡ một vật gì đó để bộc lộ nỗi đau nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng bạn nên tránh các hành động này nếu có thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng bạo lực để bộc lộ sự tức giận, ngay cả khi hành động này chỉ thông qua việc sử dụng một đối tượng vô tri vô giác chẳng hạn như chiếc gối, có thể khiến bạn cảm thấy giận dữ hơn.
- Hãy tìm người có thể cho bạn mượn bờ vai để khóc và giúp bạn thả lỏng hoàn toàn. Có thể tại một thời điểm nào đó họ cũng đã từng khóc trên vai bạn. Bây giờ chính là lúc họ đền ơn bạn.
Tâm sự với bạn bè
Khi bạn chia tay ai đó, cảm giác bị cô lập hoặc bị cắt đứt là những điều hoàn toàn bình thường. Khi đó, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè và từ người mà bạn yêu thương, những người có thể giúp bạn đương đầu với các cảm xúc này và có thể giúp bạn nhắc nhở bản thân rằng bạn có rất nhiều sự yêu thương trong cuộc sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của họ về những cuộc chia tay trước đây của họ. Họ có thể hỗ trợ bạn và đưa ra các lời khuyên.
2. Trở nên mạnh mẽ
Cắt đứt quan hệ với người yêu cũ
Không liên lạc với người yêu cũ là bước quan trọng để chữa lành vết thương sau khi chia tay. Bạn có thể sẽ cảm thấy bị cám dỗ trong việc liên lạc với người yêu cũ, đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu, nhưng hãy cố gắng nhắc nhở bản thân về lý do khiến bạn chia tay. Hãy mạnh mẽ lên và hãy tránh xa khỏi chiếc điện thoại của bạn. Không nên gọi điện hoặc nhắn tin cho người yêu cũ. Nếu cần, hãy xoá số điện thoại của anh ấy hoặc cô ấy khỏi danh bạ và khỏi điện thoại của bạn. Tuyệt đối không gửi email hoặc gửi tin nhắn hay theo dõi người yêu cũ trên các trang mạng xã hội.
Loại bỏ các kỷ vật
Lưu giữ những món quà quý giá của người yêu cũ hoặc bức ảnh của cả hai sẽ ngăn bạn không thể chữa lành vết thương và tiến bước. Bạn cũng có thể sẽ nhận thấy rằng lưu giữ chúng bên cạnh sẽ đem lại cảm giác buồn bã, cô đơn, hoặc giận dữ cho bạn. Bạn có thể xoá hình ảnh của người yêu cũ khỏi tài khoản mạng xã hội của bạn.
Tránh các quyết định vội vàng
Sau khi chia tay, thông thường bạn sẽ muốn cắt tóc hoặc nhuộm tóc hoặc xăm mình. Cách này giúp chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đang thay đổi danh tính và rằng chúng ta có thể trở thành một người hoàn toàn mới, một người chưa từng trải qua mối quan hệ tình cảm này. Hãy nhớ rằng các chất hoá học trong não sẽ bị thay đổi khi bạn chia tay người yêu, và khả năng phán đoán của bạn vào lúc này sẽ khá yếu. Thay vào đó, hãy dành thời gian suy nghĩ về quyết định của mình.
Giữ cho bản thân luôn bận rộn
Phân tâm chỉ là một cách chữa trị tạm thời, nhưng nó sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ về nỗi đau của sự chia tay. Tạo sự bận rộn cho bản thân bằng cách thực hiện các công việc mà bạn yêu thích, đặc biệt nếu chúng là những điều mới mẻ và thú vị, cách này sẽ giúp bạn nhận ra rằng cuộc sống của bạn vẫn chưa hoàn toàn kết thúc. Bạn có thể đọc những cuốn sách,tham gia các câu lạc bộ, lớp học hay chỉ gọi điện cho bạn bè.
Tập thể dục
Tập thể dục là một cách tốt để loại bỏ sự thất vọng và nỗi đau của bạn. Tập thể dục sẽ phóng thích các endorphin, các chất hoá học trong não giúp bạn cảm thấy hạnh phúc. Tập thể dục điều độ và thường xuyên( 30 phút mỗi ngày) sẽ giúp bạn chống lại sự lo lắng và sự trầm cảm.
Luôn vui vẻ
Cách này nghe có vẻ bất khả thi đặc biệt nếu bạn chỉ vừa mới chia tay. Tuy nhiên, vui vẻ là một bài thuốc tuyệt vời cho bộ não của bạn. Nó giúp làm giảm sự tức giận và làm tăng cảm xúc tích cực cho bạn. Vì vậy, hãy đi chơi cùng bạn bè, đi xem phim, đi khiêu vũ hay đi hát karaoke. Hãy làm những việc bạn thích và thả lỏng bản thân một chút. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Tiếng cười cũng là một liều thuốc tuyệt vời. Cười sẽ giúp phóng thích các endorphin, là các chất điều chỉnh tâm trạng tự nhiên của cơ thể. Tiếng cười thậm chí có thể làm tăng khả năng chịu đựng nỗi đau của cơ thể.
Tham gia vào sinh hoạt cộng đồng
Loại bỏ sự tập trung vào bản thân có thể giúp bạn tránh việc ngẫm nghĩ không ngừng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng tốt và sự cảm thông đối với người khác có thể giúp thúc đẩy tâm trạng của bạn và hình thành “hiệu ứng gợn sóng” đối với sự cảm thông của những người xung quanh. Vì vậy hãy làm bản thân trở thành một thành viên tốt hơn cho một cộng đồng tốt hơn.
3. Tha thứ và quên đi mọi việc
Sau khi giai đoạn đầu của cảm giác sốc và đau buồn đã trôi qua, bạn sẽ có thể bắt đầu bỏ qua mọi chuyện và duy trì sự bình tĩnh của bản thân. Khi bạn tha thứ cho người yêu cũ của bạn về tất cả những việc đã xảy ra, bạn sẽ bắt đầu quên chúng. Điều này là hoàn toàn bình thường vì đây là một chu trình tự nhiên. Hãy nhớ rằng: thứ tha là một hành động mà bạn thực hiện vì bản thân chứ không phải vì người khác.