NỮ GIỚI » Yêu

Phật chỉ 3 'điểm xấu' tuyệt kỵ khiến hôn nhân tan vỡ vợ chồng cần tránh

Thứ ba, 14/06/2016 09:20

Con người đến được với nhau là do duyên nợ. Tuy nhiên, đến với nhau rồi nhưng không biết gìn giữ thì cái duyên nợ đó cũng đứt gánh giữa đường.

Phật dạy rằng không phải oan gia thì sẽ không gặp nhau và vợ chồng chính là oan gia từ kiếp trước của nhau. Bát đũa còn có lúc xô, vì thế hôn nhân gia đình không phải khi nào cũng êm đẹp, cũng có những lúc xảy ra bất hòa. Người ta muốn hàn gắn những bất hòa, thì trước hết phải nắm được nguyên nhân gây sứt mẻ tình cảm vợ chồng. Mỗi khi vợ chồng bất hòa, hãy thử kiểm điểm lại bản thân, xem mình có ích kỉ không, có chân thành không, có tôn trọng đối phương không? Cùng nhau trải qua sóng gió cuộc đời không chỉ cần tình yêu, mà còn bao gồm thấu hiểu, sự cảm thông, sự nhường nhịn và cần có cả duyên phận.

Quan hệ vợ chồng là quan hệ tình cảm dựa trên tình yêu thương và trách nhiệm. Đời sống hôn nhân không phải là một thế giới tràn ngập hoa hồng như nhiều người lầm tưởng. Thực tế, hầu như đi đến đâu chúng ta cũng nghe những lời than phiền về đời sống hôn nhân, hiếm hoi lắm mới có được những lời ngợi ca về hạnh phúc. Hôn nhân và những phiền muộn thường có sự liên hệ gắn kết với nhau; sau khi kết hôn, người ta sẽ phải đối mặt với những rắc rối và những trách nhiệm mà họ không bao giờ mong muốn hoặc chưa bao giờ ngờ tới.

Nghi ngờ và thiếu tin tưởng Điều này sẽ gây đau khổ cho nhau. Khi cha mẹ đau khổ thì con cái cũng khổ lây. Nhằm tạo niềm tin cho nhau, giữa vợ chồng không nên có những điều bí mật. Bí mật sẽ tạo nên nghi ngờ, dẫn đến ghen tuông, tức giận, là tác nhân gây ra thù hằn, chia rẽ, thậm chí tự vẫn hoặc giết hại lẫn nhau. Mù quáng và thiếu sáng suốt trong khi yêu nhau Khi yêu nhau, cả hai đều cố gắng biểu lộ những khía cạnh tốt đẹp, những ưu điểm và những phẩm chất có giá trị của mình với người yêu; họ có xu hướng chấp nhận nhau trên những giá trị bề ngoài, và không khám pháđược, không nhìn thấy rõ những mặt trái, những khuyết điểm của nhau. Nhiều người khi yêu có xu hướng lờ đi những khiếm khuyết, lỗi lầm của người kia, nghĩ rằng họ có thể chỉnh sửa sau khi kết hôn, hoặc họ có thể sống được với những khiếm khuyết ấy vì “tình yêu sẽ chinh phục tất cả”. Sau khi kết hôn, khi vị ngọt của tình yêu lãng mạn, lý tưởng thuở ban đầu không còn nữa, sự thực bắt đầu lộ diện, họ phải đối mặt với những thực tế mà trước đây họ chưa từng thấy hoặc làm ngơ, dẫn đến khổ đau, vỡ mộng. Khó khăn về kinh tế, không đáp ứng được những nhu cầu vật chất Đời sống hôn nhân không thể nào trọn vẹn khi gia đình không có cơm ăn, áo mặc, thiếu thốn mọi bề. Cuộc sống hiện đại không thể chỉ có “một mái nhà tranh hai quả tim vàng”. Người phương Tây có câu ngạn ngữ: “Khi cái nghèo đến gõ cửa thì nữ thần tình yêu vội vàng bay qua cửa sổ.” Tuy nhiên, không có nghĩa rằng muốn có được đời sống hôn nhân hạnh phúc nhất thiết phải giàu có, nhiều gia đình sung túc mà vẫn khổ đau như thường. Điều kiện vật chất chỉ là một trong những yếu tố để cho gia đình hạnh phúc, vì đấy là điều kiện cần thiết, cơ bản để sống còn. Đạo Phật không chống lại đời sống hôn nhân gia đình. Ngược lại, Đức Phật còn có những lời dạy thiết thực, giúp cho mọi người có thể vượt qua được những khó khăn, rắc rối nhằm tạo dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Muốn hàn gắn bất hòa, trước hết phải thấu hiểu nguyên nhân gây ra bất hòa. Cũng như cách người ta muốn tháo nút gỡ, thì phải biết nút thắt bắt đầu từ đâu.

>> 12 điều khiến 'phụ nữ Việt khổ vậy là đáng đời lắm' gây tranh cãi

Theo Khoevadep.com.vn