NỮ GIỚI » Yêu

Tại sao sự lãng mạn trong tình yêu sẽ dần biến mất và làm thế nào để vượt qua nó?

Chủ nhật, 15/04/2018 09:28

Sau vài năm kết hôn, tình yêu không còn được lãng mạn, nồng nàn như thuở ban đầu nữa. Vậy các cặp vợ chồng phải làm sao để bước qua được giai đoạn này?

Trước hết, chúng ta cần hiểu tại sao trong quá trình yêu các cặp đôi lại có cảm xúc mãnh liệt đến vậy?

Các nhà khoa học cho rằng hưng phấn được kích hoạt bởi đam mê, có rất nhiều điểm tương đồng với giác của một người nghiện đến cơn thèm thuốc.

Hiệu ứng này xuất hiện khi bộ não và tuyến thượng thận sản xuất ra hóc môn noradrenaline. Những người đang yêu cũng giống như một người nghiện họ luôn có nhu cầu được người kia đáp ứng lại cảm xúc, tình cảm của mình cao hơn người bình thường.

Tại sao sự lãng mạn trong tình yêu sẽ dần biến mất và làm thế nào để vượt qua nó?

Hơn nữa khi yêu nhau, cơ thể sẽ tiết ra hóc môn đặc biệt

Khi yêu nhau, não bộ sẽ xảy ra một số phản ứng hóa học, khiến chúng ta không quan tâm đến những hạn chế của đối phương. Và người đang yêu luôn có cảm thấy ở bên cạnh người ấy thì mọi thứ trở nên tuyệt vời. Hóc môn nảy sinh trong quá trình yêu giúp gắn kết tình cảm giữa hai người hơn, trong đó phải kể đến:

– Oxytocin đóng vài trò quan trọng trong việc gắn kết tình cảm, kết nối cảm xúc sâu sắc giữa hai người đang yêu.

– Vasopressin sẽ giữ cho các cặp đang yêu nhau chung thủy, luôn muốn chăm sóc, quan tâm và gắn bó tình cảm với nhau.

– Dopamine đóng vai trò như một chất xúc tác mang lại niềm vui, nó góp phần tạo ra những cảm giác thú vị và dễ chịu.

– Serotonin chịu trách nhiệm về niềm vui, cổ vũ tinh thần, cải thiện chất lượng tình dục.

– Cortiso hay còn gọi là hóc môn căng thẳng, nó được sản sinh ra nhiều ở thời gian đầu mới hẹn hò.

Ngoài ra, tình cảm của các cặp đôi còn phụ thuộc kích thích tố pheromones. Pheromones được tạo ra bởi tuyến mồ hôi của cơ thể cả nam và nữ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khứu giác. Kích thích tố này tạo ra một số phản ứng sinh lý như: Ra mồ hôi quá nhiều, tăng nhịp tim nhanh, rối loạn giấc ngủ và thèm ăn.

Tại sao không thể duy trì sự lãng mạn mãi mãi?

Có một sự thật phũ phàng là: Sở thích của chúng ta chỉ là một quá trình sinh học tạm kéo dài tối đa 3 năm. Trong quá trình tiến hóa, tổ tiên của chúng ta rất khó khăn trong việc chăm sóc trẻ em, tìm thức ăn, tự bảo vệ mình nếu chỉ có một mình. Do đó, cảm giác yêu thương đã giúp các cặp vợ chồng gắn bó với nhau để chăm sóc con cái của mình. Và khi những đứa trẻ lớn thì cảm giác này cũng biến mất.

Sau 3 năm chung sống, hệ thần kinh dường như không sản xuất hóc môn trên. Không những thế, nội tiết tố tạo ra cũng có nồng độ thấp hơn. Chức năng của não cũng ổn định, hóc môn ngừng kích thích tình cảm vợ chồng.

Sự thân mật sẽ nhạt dần theo thời gian?

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cảm giác gắn kết đã khiến các cặp vợ chồng chung sống với nhau hạnh phúc trong một thời gian dài liên quan đến hai hóc môn: oxytocin và vasopressin. Mức độ oxytocin tăng lên khi chúng ta ôm, quan hệ, hôn hoặc trò chuyện với người khác giới.

Vì vậy, muốn duy trì mối quan hệ thân mật lâu dài nên dành cho nhau sự quan tâm và dịu dàng. Ngoài ra, hãy luôn biết lăng nghe, bày tỏ lòng biết ơn, thỏa hiệp, giải quyết các mâu thuẫn, cùng nhau vượt qua mọi thử thách.

>> Anh ấy muốn tôi trở thành người “đẻ thuê” và sẽ bù đắp cho tôi bằng tiền bạc

A.N (Theo Nld.com.vn)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới