NỮ GIỚI » Yêu

Vì sao phụ nữ TQ xưa ngoại tình mang theo gối

Thứ năm, 01/05/2014 08:43

Trong lịch sử Trung Quốc, dù là công chúa lá ngọc cành vàng, tiểu thư khuê các hay thường dân khi quyết định vượt rào theo tiếng gọi tình yêu đều tự mình mang theo một chiếc gối! Tại sao vậy?

Chuyện ngoại tình đời nào cũng có, lật lại những trang tình sử Trung Quốc xưa, có thể bắt gặp đầy rẫy những mối tình vụng trộm như thế. Tuy nhiên, các sử gia phát hiện ra rằng, trong lịch sử Trung Quốc, dù là công chúa lá ngọc cành vàng, tiểu thư khuê các hay thường dân khi quyết định vượt rào theo tiếng gọi tình yêu đều tự mình mang theo một chiếc gối! Tại sao vậy? Dựa theo những câu chuyện xưa, có thể thấy việc mang gối khi ngoại tình có hai tác dụng chính: dùng cho cuộc ân ái hẹn hò hoặc làm tặng phẩm cho tình nhân!

Dù là công chúa lá ngọc cành vàng, tiểu thư khuê các hay thường dân, khi quyết định vượt rào theo tiếng gọi tình yêu đều tự mình mang theo một chiếc gối! (ảnh minh họa)

Phụ nữ ngoại tình mang theo gối, chúng ta có thể kể đến những câu chuyện vụng trộm nổi tiếng trong lịch sử sau:

Tiểu thư Thôi Oanh Oanh cùng Trương Sinh trong vở tạp kịch “Tây sương ký”

Thôi Oanh Oanh là một tiểu thư xinh đẹp, con gái một vị tướng quốc, có mối tình vụng trộm cùng Trương sinh. Chuyện kể rằng, cô hầu gái Hồng Nương thường mang theo chiếc “gối uyên ương” cho nàng mỗi lần hai người tới chốn hẹn hò. Trong hoàn cảnh thời ấy, khi mà những khách sạn, nhà nghỉ còn chưa phát triển, họ vụng trộm chủ yếu ở những nơi hoang vắng, là một cô gái chu đáo, chắc hẳn Oanh Oanh không thể quên mang theo chiếc “gối uyên ương” của mình. “Gối uyên ương” là chiếc gối được thêu thùa cẩn thận hình ảnh đôi chim uyên ương tình tứ không rời, hoặc là chiếc gối đủ dài rộng để cặp tình nhân có thể gối đầu khi ân ái!

Tào Thực và chị dâu Chân Mật (vợ Tào Phi)

Chận Mật là người phụ nữ sắc nước hương trời (ảnh minh họa)

Chận Mật là người phụ nữ sắc nước hương trời, thời thế loạn lạc rơi vào tay Tào Phi. Thế nhưng nàng cùng người em chồng là Tào Thực lại thầm thương trộm nhớ, nhưng cũng chỉ dám đong đưa qua ánh mắt. Mãi đến năm 233, Tào Phi nghe lời dèm pha, đày nàng ra Nghiệp Thành rồi ép chết. Sau khi chết, Chân Mật hóa nữ thần trên sông Lạc Thủy. Một lần Tào Thực du ngoạn sông này, hai người gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi, bao nhiêu thương nhớ. Họ ân ái đến sáng mới chia tay, trước phút chia lìa, Chân Mật tặng người tình chiếc gối còn vương mùi hương của mình để mãi nhớ về nhau. Câu chuyện dù chỉ là giai thoại, nhưng phần nào toát lên ý nghĩa lãng mạn của tích tặng gối!

Cao Dương công chúa và cao tăng Biện Cơ

Cao Dương công chúa được gả cho con trai tể tướng thời ấy là Phòng Di Ái, nhưng với tính cách cao ngạo, thích bay nhảy của mình, công chúa luôn cảm thấy bất hạnh với cuộc tình nhạt nhẽo. Nàng tình cờ gặp cao tăng Biện Cơ, dù đã nương nhờ của Phật, nhưng tướng mạo oai phong đường vệ, hành xử khiêm nhường đúng mực, khiến công chúa không khỏi xiêu lòng. Mối tình tội lỗi của họ kéo dài suốt 8 năm. Trong thời gian mặn nồng, Cao Dương công chúa tặng Biện Cơ một chiếc gối ngọc làm tin – vật chuyên dùng trong hoàng thất. Nhưng mối tình của họ cũng bại lộ từ chính chiếc gối này.

Trong thời gian mặn nồng, Cao Dương công chúa tặng Biện Cơ một chiếc gối ngọc làm tin – vật chuyên dùng trong hoàng thất. Nhưng mối tình của họ cũng bại lộ từ chính chiếc gối này.(ảnh minh họa)

Một đêm, nhà chùa bị đạo chích trộm đồ, chiếc gối ngọc cũng biến mất. Tên trộm này sau bị quan phủ bắt giữ. Mối tình vụng trộm vô tình bị phanh phui. Biện Cơ bị chém đầu ngay dưới gốc liễu tại Tây thị xưởng, 10 cung nữ giúp Cao Dương che giấu cũng bị bức chết. Từ mối tình bi thương ấy, hậu thế đã rút ra bài học quý giá: nhất thiết không để lại dấu vết khi vụng trộm tư tình…

khám phá