1. "Theo em nghĩ..."
5 câu cửa miệng chị em đừng tùy tiện thốt ra nơi công sở (Ảnh minh họa)
Bản chất câu nói "Theo em nghĩ…" đã hàm chứa một ý nghĩa mang tính chủ quan. Nếu các chị em công sở thường hay sử dùng câu này thì nên tránh ngay. Bởi nó thể hiện tính cá nhân tương đối cao, đôi khi còn có vài phần độc đoán.
Vì vậy, khi muốn biểu đạt ý kiến hay khi nói chuyện với đồng nghiệp, chị em có thể thay câu "Theo em nghĩ…" bằng câu “Theo kinh nghiệm của chị, chị cảm thấy…", sẽ khiến cho cách vào đề trở nên uyển chuyển hơn.
2. "Nhưng mà..."
Trong một cuộc họp hoặc khi đang nói chuyện với ai đó, việc không nghe rõ lời cũng như hiểu tường tận ý của đối phương là một việc vô cùng dễ hiểu. Thông thường, theo phản xạ, câu cửa miệng bật ra ngay lập tức ở thời điểm đó sẽ bắt đầu bằng "Nhưng mà...". Hai từ này dễ khiến người nghe nảy sinh suy nghĩ chị em đang nhìn nhận vấn đề một cách tiêu cực, từ đó tạo cảm giác phản cảm cũng như không được tôn trọng cấp trên.
Để khéo léo hơn trong việc đưa ra nghi vấn của bản thân, chị em có thể nhẹ nhàng đặt câu hỏi theo kiểu "Em hiểu ý của sếp, tuy nhiên hình như vẫn có thể làm theo cách khác, không biết ý sếp thế nào ạ?". Cách nói như vậy khiến cho vấn đề được nhìn nhận tích cực, hơn nữa khiến sếp cảm thấy thoải mái, không nhất thiết áp đặt chỉ thị mà sẽ chọn cách giải quyết phù hợp cho vấn đề. Sử dụng câu hỏi mở để khiến sếp nghe thử ý kiến của chị em rồi đưa ra sự so sánh ưu-nhược điểm cho hai cách giải quyết một vấn đề.
3. "Vâng", "Dạ"
(Ảnh minh họa)
Hỗ trợ nhau trong công việc để cùng phát triển và mang lại lợi ích cho công ty là một nét văn hóa hiện đại đưa tổ chức đi lên. Tuy nhiên, chị em nên nhớ rằng, muốn giúp đỡ người khác thì công việc của bản thân mình phải được hoàn thiện trước đã. Không ước tính khối lượng công việc rồi cứ mãi "Vâng", "Dạ" mà chẳng biết từ chối sẽ chỉ khiến chị em ôm thêm áp lực vào người, trong khi công việc được giao vẫn chưa hoàn thành tốt.
Việc để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt đồng nghiệp là một điều tốt và chẳng ai phủ nhận, nhưng nhất thiết bản thân mình phải tốt và hoàn thiện trước đã.
4. "Xin lỗi"
Lỗi lầm thì ai cũng sẽ ít nhất một hai lần mắc phải và lời "xin lỗi" là biện pháp cần thiết được đưa ra trước tiên để các bên liên quan cảm thấy nhẹ nhõm cũng như đánh giá cao về thái độ cầu thị của các chị em. Tuy nhiên, cái cách giải quyết vấn đề đã gây ra còn quan trọng hơn rất nhiều lần. Biết lỗi, sửa lỗi rồi xem đó như một bài học cho bản thân để chẳng bao giờ tái phạm là điều nên làm.
Đối với đồng nghiệp, một hai lần có thể dễ dàng bỏ qua và hỗ trợ, tuy nhiên, chẳng ai đủ bao dung để có thể tha thứ hết lần này đến lần khác. Và việc cứ mắc đi mắc lại một lỗi lầm và cứ "xin lỗi" cho xong chuyện chỉ khiến chị em trở nên thiếu trách nhiệm trong mắt bạn bè, đồng nghiệp cũng như cấp trên. Ngoài ra, chị em cũng đừng dùng câu này trước khi đưa ra ý kiến, bởi điều đó vô hình trung khiến chị em tự hạ thấp địa vị của bản thân, kéo theo mất đi sự tự tin khi biểu đạt, vấn đề vì vậy mà trở nên bị sao nhãng.
5. "Đó không phải việc của em"
(Ảnh minh họa)
Trong quá trình làm việc, chắc không ít lần chị em được cấp trên giao những nhiệm vụ không thuộc phạm vi công việc của mình khiến bản thân không biết giải quyết tình huống ấy ra sao. Đối mặt với tình huống ấy, những câu nói kiểu "Đó không phải là công việc của em" cần tránh thốt ra vì nó dễ khiến cấp trên nghĩ chị em đang đùn đẩy trách nhiệm.
Chị em có thể nhẹ nhàng giải thích theo kiểu: "Vấn đề chuyên môn này em không giỏi lắm, sợ một mình giải quyết không mang lại hiệu quả, nhưng em biết anh (chị) XXX khá giỏi về lĩnh vực này, em có thể nhờ anh/chị ấy giúp đỡ được không ạ?".
Cách trả lời như vậy không chỉ tránh được việc chị em bị nhận định là đùn đẩy trách nhiệm mà còn khéo léo nhắc cấp trên người thực sự nên đảm nhận giải quyết vấn đề này là ai. Quan trọng hơn, chị em vừa có thể biểu đạt được thành ý của bản thân, vừa thể hiện cho sếp thấy bạn nắm bắt được môi trường nơi mình làm việc khá rõ ràng. Điều này vô hình trung đã giúp bạn ghi điểm trong mắt lãnh đạo rồi đó.