TIN TỨC » Doanh nghiệp

5 lý do rớt phỏng vấn xin việc mà nhân sự không nói với bạn

Thứ hai, 27/03/2023 16:30

Bạn có kinh nghiệm, kỹ năng rất tốt nhưng “5 lần 7 lượt” vẫn trượt phỏng vấn xin việc. Bạn loay hoay không biết nguyên nhân nằm ở đâu sau mỗi lần phỏng vấn thất bại.Thực tế, nhà tuyển dụng không chỉ dựa vào yếu tố kinh nghiệm, kỹ năng để đánh giá ứng viên.

Vẫn còn nhiều yếu tố khác khiến bạn trượt phỏng vấn mà có thể, họ đã không chia sẻ với bạn.

Đi phỏng vấn muộn giờ

Muộn giờ và để nhà tuyển dụng phải chờ đợi là điều tối kỵ đối với ứng viên đang tìm kiếm việc làm Biên Hòa Đồng Nai, Bình Dương hay nhiều nơi khác. Kể cả bạn có lý do nhưng thường nhà tuyển dụng sẽ khó có thiện cảm với ứng viên trễ giờ.

Bởi nó cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của bạn. Nó phản ánh bạn không tính toán cẩn thận cho quá trình di chuyển, không có kế hoạch sắp xếp công việc trước đó. Thậm chí nhà tuyển dụng đánh giá bạn không tôn trọng cơ hội việc làm cũng như buổi tuyển dụng công ty tổ chức. Từ suy luận này, họ có thể đánh trượt bạn. Vì họ cần nhân sự chuyên nghiệp, coi trọng cơ hội việc làm, có khả năng sắp xếp và quản lý thời gian.

Do đó, đừng nghĩ đến muộn chỉ là lỗi nhỏ về thời gian. Bạn hãy sắp xếp hợp lý, tính toán thời gian di chuyển đến địa điểm phỏng vấn trước khoảng 10 - 15 phút. Đây là khoảng thời gian để bạn điều chỉnh lại trang phục, sắp xếp lại tài liệu cũng như chuẩn bị tâm thế tốt nhất trước khi chính thức đối diện với nhà tuyển dụng.

Không phù hợp với tiêu chí công ty

Bạn có kinh nghiệm vượt trội so với yêu cầu công việc nên rất tự tin trong buổi phỏng vấn xin việc. Thậm chí với kỹ năng giao tiếp tốt, bạn đã tạo được thiện cảm tốt với mọi người đã gặp gỡ nhưng cuối cùng, bạn không phải cái tên được chọn. Lý do là bởi, nhà tuyển dụng cần tìm nhân sự ít kinh nghiệm nhưng sẵn sàng học hỏi, đào tạo. Hoặc có thể, bạn yêu cầu mức lương quá cao ngoài khả năng chi trả của công ty cho vị trí tuyển dụng đó.

Sự không phù hợp với tiêu chí công ty khiến nhà tuyển dụng không thể chọn bạn dù bạn có đầy đủ yếu tố họ mong muốn. Do đó, đừng vì một vài lần bị nhà tuyển dụng từ chối mà mất tự tin vào năng lực bản thân. Hãy tìm hiểu vấn đề của doanh nghiệp từ đó có thêm kinh nghiệm trong khi ứng tuyển.

Thiếu trung thực

Một ứng viên muốn thuyết phục nhà tuyển dụng cần phải có dẫn chứng cụ thể về năng lực, kinh nghiệm hay những thành tích ở công ty cũ. Nhưng không vì phải có “bằng chứng” mà bạn tạo chứng cứ giả, không vì phải nổi bật nhất mà bạn phóng đại năng lực bản thân hay nhất định phải được mức lương cao nên bạn đã nói dối mức lương cũ.

Nhà tuyển dụng không thiếu cách để kiểm chứng sự chân thực từ thông tin ứng viên đưa ra. Khi bị phát hiện dù chỉ vấn đề nhỏ thì uy tín của bạn sẽ mất hoàn toàn. Nhà tuyển dụng không thể chọn ứng viên không trung thực cho doanh nghiệp của họ.

Do đó, đừng nói dối. Hãy chia sẻ những sự thật về bạn một cách chân thành. Có thể bạn không xuất sắc nhất nhưng sự chân thành, cầu tiến và tinh thần sẵn sàng làm việc lại là lý do khiến bạn được chọn.

Giao tiếp không tốt

Thực tế hiện nay nhiều bạn có chuyên môn giỏi nhưng không có thu nhập và vị trí tương xứng. Lý do nằm ở khả năng giao tiếp.

Trong phỏng vấn cũng vậy. Bạn có nhiều kinh nghiệm, thái độ tốt nhưng rụt rè khi thể hiện bản thân. Bạn không chủ động đặt câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng. Đặc biệt, do ngoại ngữ kém nên khi có câu hỏi bằng tiếng Anh hay ngôn ngữ khác, bạn không thể giao tiếp.

Đó là lý do dẫn đến bạn trượt phỏng vấn. Bởi vậy, bên cạnh kỹ năng cứng, bạn cần trau dồi kỹ năng mềm. Hãy rèn luyện khả năng giao tiếp, học thêm ngôn ngữ mới để mở rộng cơ hội việc làm cho bản thân.

Trang phục không phù hợp

Đừng nghĩ nhà tuyển dụng chỉ tập trung vào chuyên môn. Bởi ấn tượng đầu tiên với họ là hình thức bên ngoài ứng viên. Trang phục phù hợp sẽ khiến bạn nổi bật so với ứng viên khác, dễ tạo thiện cảm và thu hút nhà tuyển dụng. Ngược lại trang phục không phù hợp khiến nhà tuyển dụng không chú ý thậm chí có ác cảm với bạn.

Hãy dựa vào môi trường phỏng vấn, vị trí công việc để lựa chọn trang phục. Bạn nên lựa chọn theo văn hóa doanh nghiệp dù không được yêu cầu. Điều này được nhà tuyển dụng đánh giá cao vì nó cho thấy, bạn đã nghiên cứu và tìm hiểu về họ. Quan trọng hơn, trang phục chỉn chu, chuyên nghiệp giúp bạn có tâm lý thoải mái, tự tin thể hiện bản thân trong buổi phỏng vấn.

Như vậy, có rất nhiều yếu tố để nhà tuyển dụng “cho rớt” một ứng viên. Do đó, sau mỗi lần phỏng vấn xin việc, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân thật sự để rút kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn tiếp theo.

HX (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới