"Bao sái bàn thờ" là việc vệ sinh và dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, thường được tiến hành vào cuối năm, đặc biệt là vào ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng ông Công ông Táo.
Những ngày bao sái bàn thờ đẹp:
Ngày 21 âm (tức 31/1 dương lịch), cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 5h10 đến 6h50. Bao sái và rút tỉa chân hương bắt đầu tiến hành từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Ngày bao sái bàn thờ đẹp trong năm 2024.
Ngày 22 âm (tức 1/2 dương lịch), cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 5h10 đến 6h50. Bao sái và rút tỉa chân hương bắt đầu tiến hành từ 9h10 đến 10h50 hoặc từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
Ngày 23 âm (tức 2/2 dương lịch), cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 9h10 đến 10h50. Bao sái và rút tỉa chân hương bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Sau ngày 23 tháng Chạp không cúng ông Công ông Táo, chỉ tiến hành bao sái và rút tỉa chân hương.
Ngày 24 âm (tức 3/2 dương lịch), bao sái và rút tỉa chân hương bắt đầu tiến hành từ 5h10 đến 6h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Ngày 25 âm (tức 4/2 dương lịch) vào ngày lập xuân nên 25, 26, 27 tháng Chạp không được bao sái bàn thờ, rút tỉa chân hương.
Ngày 28 âm (tức 7/2 dương lịch), bao sái và rút tỉa chân hương bắt đầu tiến hành từ 5h10 đến 6h50 hoặc từ 9h10 đến 10h50 chiều từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tỵ, Hợi.
Bao sái bàn thờ liệu có thể giao cho người giúp việc?
Bao sái bàn thờ không chỉ là việc lau dọn vật chất mà còn là một nghi thức tâm linh quan trọng của người Việt, thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với tổ tiên. Với một số gia đình, theo đúng nếp cổ truyền, việc bao sái bàn thờ sẽ do những người đàn ông và các cháu trai đảm nhiệm.
Người con trai trưởng trong gia đình là người có nhiệm vụ nối truyền hương lửa, thông thạo việc thờ cúng, biết xếp đặt đồ lễ, biết đọc văn khấn, thuộc tên và ngày giỗ của các cụ. Còn con trai thứ sẽ được chỉ bảo những việc "hậu cần" như chọn hoa, cắm hoa lễ, bao sái bàn thờ…
Cũng có một số gia đình "thoáng" hơn, chỉ cần là con cháu trong nhà, ai thu xếp được thời gian, khéo léo trong việc lau dọn, xếp đặt thì có thể bao sái bàn thờ, không câu nệ là nam hay nữ. Thậm chí, nhiều gia đình bận rộn còn phó thác cả việc này cho người giúp việc chăm chút.
Chuyên gia phong thủy cho rằng, phong tục bao sái bàn thờ ngày Tết của người Việt là một cách để con cháu thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với gia tiên tiền tổ. Việc lau dọn, bao sái bàn thờ còn mang ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới an lành và thịnh vượng.
Vì thế, công việc quan trọng này nhất định nên để gia chủ trực tiếp làm, để thể hiện sự nhất tâm, chỉn chu với tổ tiên. Bao sái bàn thờ cũng là khoảnh khắc lắng đọng, kết nối với quá khứ dòng tộc, không nên giao phó cho người ngoài.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo