TIN TỨC » Đời sống số

Khung giờ tốt để cúng Tết Đoan Ngọ 2024: Tổ tiên 'ưng bụng', làm gì cũng gặp may

Thứ bảy, 08/06/2024 17:27

Cúng Tết Đoan Ngọ 2024 vào khung giờ nào là đẹp nhất? Hãy tham khảo thông tin từ chuyên gia phong thủy dưới đây.

Tết Đoan Ngọ còn có tên dân gian là Tết diệt sâu bọ, Tết mùng 5 tháng 5. Trong Tết này, người dân sẽ làm cỗ và dâng lên cho tổ tiên cũng như ơn trên vào giữa giờ ngọ. Ý nghĩa của ngày lễ này đó là diệt trừ mọi loại sâu bọ,... gây hại cho sức khỏe.

Chính vì thế, khi đến Tết Đoan Ngọ thì ngay khi thức dậy, mọi người thường ăn hoa quả, bỗng rượu hoặc một món ăn nào đó tùy từng vùng miền. Mục đích của việc làm này là tiêu diệt sâu bọ đang trú ngụ trong người, gây bệnh tật.

Giờ cúng Tết Đoan Ngọ

Có 2 khung giờ để cúng là vào giờ Ngọ (11 giờ - 13 giờ) đây được xem là giờ đẹp và chuẩn nhất. Tuy nhiên, nếu các gia đình không sắp xếp được thời gian, có thể dâng lễ cúng vào 7 giờ - 9 giờ sáng, đây đều là 2 khung giờ hoàng đạo, thích hợp để tiến hành những nghi lễ cúng bái tâm linh.

Giờ cúng Đoan Ngọ thường rơi vào buổi trưa, khoảng 11 giờ - 13 giờ.

- Khi thực hiện nghi thức cúng lễ, gia chủ sẽ cần phải thành tâm khấn vái với thái độ nghiêm túc, tác phong nhẹ nhàng. Khi đọc bài cúng cần chú ý ngắt nghỉ, nhịp điệu đều đặn, rõ ràng, sau đó thắp nhang lên tổ tiên nhằm mong được phù hộ may mắn, sức khỏe cho gia đình.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý một số điều dưới đây trong ngày Tết Đoan Ngọ để tránh những xui rủi có thể gặp phải:

- Nên tránh đeo trang sức có nhiều đá quý hoặc màu sắc quá lòe loẹt để tránh thu hút tà khí.

- Không nên để giày dép lộn xộn, vì điều này có thể dẫn dụ tà khí vào nhà.

- Không nên mua các vật phẩm có hình thù kỳ quái, tránh dừng chân ở những nơi u ám như nhà hoàng, miếu đình hoang.

- Không nên đánh rơi tiền. Theo quan niệm, đánh rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ có thể khiến cho tài lộc, tài vận của gia đình đi xuống.

- Cần lưu ý vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí nhà cửa bằng hoa lá, để mang lại không khí trong lành, tươi vui cho gia đình.

Văn khấn Tết Đoan Ngọ:

Để quá trình thực hiện nghi thức cúng bái diễn ra một cách trang nghiêm, chỉn chu nhất, bạn có thể tham khảo các mẫu bài cúng Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền đầy đủ nhất sau đây:

Bài cúng Tết Đoan Ngọ trong nhà

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày mùng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ,... cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Tường San (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới