Theo phong tục từ xưa của người Việt, lễ cúng Rằm là một trong những nghi lễ quan trọng của năm. Rằm tháng 6 âm lịch năm nay vào ngày 20/7 dương lịch.
Ngày này, việc thắp nén tâm hương lên Đức Phật, Gia Thần, Gia Tiên cùng đồng đẳng chân linh quyến thuộc nội tộc ngoại tộc đã trở thành tục lệ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình Việt Nam.
Thắp hương ngày rằm vào khung giờ nào để đón tài lộc?
Có 3 khung giờ hoàng đạo đẹp nhất để lên hương cúng rằm để được đắc linh ứng, vạn sự lành là:
Giờ Mão (5h-7h): Rất tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng, sau này làm việc gì cũng được quý nhân tương trợ, nâng đỡ, đạt thành công ngoài mong đợi.
Giờ Ngọ (11h-13h): Được xem là khung giờ đại cát để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng. Đây là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn thuận lợi, cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.
Giờ Thân (15h-17h): Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này thì mưu sự thuận lợi, nhất là việc kết hôn, thành gia lập thất lại càng viên mãn.
Theo đó, nếu sắp xếp được thời gian và công việc, quý gia chủ nên dâng hương vào 3 khung giờ đẹp nhất này để khấn nguyện được may mắn và bình an! Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép thì với tâm thành và lòng thiện, các bạn hoàn toàn có thể dâng hương vào giờ khác trong ngày mà phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình thì đều tốt đẹp.
Mâm lễ cúng rằm tháng 6 bao gồm những lễ vật gì?
Mâm lễ cúng rằm là một phần quan trọng của nghi lễ truyền thống của người Việt. Trên mâm cúng, người ta thường chuẩn bị kỹ lưỡng các lễ vật để tôn vinh và cầu nguyện cho tổ tiên. Các lễ vật này thường bao gồm thực phẩm và đồ vật có ý nghĩa tâm linh.
Cụ thể, trong mâm cúng, gia chủ thường chuẩn bị các loại trái cây như quả lê, xoài, dừa, đu đủ, cam… Đồ ăn truyền thống như bánh chưng, bánh dày, bánh bao, bánh phồng, bánh gai cũng thường xuất hiện trên mâm cúng. Ngoài ra, còn có các loại đồ ăn mặn như: thịt lợn, thịt bò, cá thu, canh rau, các món tráng miệng như chè, bánh kẹo… Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị cả nhang, đèn hoặc nến, hoa, rượu và nước. Nến hay đèn thường đại diện cho ánh sáng, sự linh thiêng và hướng dẫn cho linh hồn của tổ tiên. Hoa thường được dùng để tạo ra một không gian trang trọng và tôn nghiêm. Rượu và nước thường được dùng để rót lên để cầu nguyện và tôn vinh.
Tất cả những lễ vật này không chỉ là biểu tượng của sự tôn kính và tri ân đối với tổ tiên mà còn là cách để thể hiện sự gắn bó và đoàn kết của gia đình. Mâm cúng rằm không chỉ là nơi cầu nguyện mà còn là dịp để mọi người sum họp, tạo ra một không gian ấm áp và yên bình.
Bài cúng rằm tháng 6 gia tiên:
“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Kính lạy: Hoàng thiên hậu thổ chư vị Tôn thần
Ngài Bản cảnh Thành hoàn, ngài Bản xứ Thổ địa, ngại Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Hôm nay là ngày… tháng… năm… âm lịch, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Hoàng thành Chư vị Đại Vương.
Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa
Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, Chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại trong họ, cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sang, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, tiền chủ hậu chủ ở trong nhà này, đất này, đồng lâm án tiền, đồng lai mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Trải tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.”
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo