Phi hành gia, hay còn gọi là nhà du hành vũ trụ, là những người được đào tạo chuyên sâu trong các chương trình không gian để có thể chỉ huy, vận hành hoặc trở thành thành viên của các tàu vũ trụ.
Ngành Phi hành gia thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi nó mở ra cơ hội khám phá những bí ẩn của vũ trụ - một thế giới đầy thú vị nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Để có thể thực hiện những sứ mệnh này, các phi hành gia phải trải qua quá trình tuyển chọn và huấn luyện vô cùng nghiêm ngặt và phức tạp.
Để trở thành một phi hành gia và tham gia vào những chuyến hành trình khám phá vũ trụ, đó là ước mơ của nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, bạn phải trải qua một quá trình tuyển chọn hết sức cạnh tranh.
Ngành phi hành gia là ước mơ của hàng triệu sinh viên trên toàn thế giới.
Hiện tại, Việt Nam chưa có hệ thống giáo dục hay trung tâm nào có thể đào tạo phi hành gia một cách chính thức. Nếu bạn mong muốn trở thành phi hành gia, bạn sẽ cần đăng ký đào tạo tại các trung tâm quốc tế như Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), hoặc một số công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực không gian.
Với NASA, cơ quan này có những yêu cầu khắt khe để tuyển chọn người trở thành phi hành gia. Yêu cầu cơ bản của NASA là bằng cử nhân về kỹ thuật, khoa học sinh học, khoa học vật lý, khoa học máy tính hoặc toán học. Ngoài ra, bạn phải có ba năm kinh nghiệm chuyên môn hoặc 1.000 giờ chỉ huy phi công trên máy bay phản lực.
Các ứng viên cũng phải vượt qua kỳ kiểm tra thể chất phi hành gia của NASA. Tuy nhiên, có nhiều kỹ năng khác để lựa chọn, ví dụ như lặn biển, trải nghiệm nơi hoang dã, kinh nghiệm lãnh đạo và khả năng sử dụng ngôn ngữ khác nhau (đặc biệt là tiếng Nga, ngôn ngữ mà tất cả các phi hành gia ngày nay đều phải học).
Trong khi đó, để đăng ký trở thành phi hành gia của ESA, bạn cần bằng thạc sĩ trở lên về khoa học tự nhiên, y học, kỹ thuật, toán học hoặc khoa học máy tính hoặc bằng phi công thử nghiệm. Tuy nhiên, bằng cấp là không đủ, để đáp ứng các yêu cầu, ứng viên cũng cần có kinh nghiệm thực tế ít nhất 3 năm kinh nghiệm sau đại học có liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu.
Công việc cụ thể của phi hành gia
Mọi người thường nghĩ công việc của phi hành gia là ở trong không gian, nhưng trên thực tế, các phi hành gia chỉ dành một phần nhỏ trong sự nghiệp của họ ở trên cao. Hầu hết thời gian của họ sẽ được dành cho việc đào tạo và hỗ trợ nhiệm vụ khác.
Ứng viên phi hành gia có khoảng hai năm đào tạo cơ bản, nơi họ học huấn luyện sinh tồn, ngôn ngữ, kỹ năng kỹ thuật và những thứ khác mà họ cần để trở thành một phi hành gia.
Sau khi tốt nghiệp, các phi hành gia mới được giao nhiệm vụ không gian hoặc giao vai trò kỹ thuật trong Văn phòng Phi hành gia tại Trung tâm Vũ trụ Johnson ở Houston. Những vai trò này có thể bao gồm hỗ trợ nhiệm vụ hiện tại hoặc tư vấn cho các kỹ sư của NASA về cách phát triển tàu vũ trụ trong tương lai.
Các phi hành gia có mức lương ra sao?
Ở Anh, một phi hành gia mới chỉ có thể kiếm được mức lương 40.000 bảng (1,23 tỷ đồng). Mặc dù con số này cao hơn mức lương trung bình của Anh là 33.404 bảng (1,03 tỷ đồng) nhưng nó thực tế là khá thấp so với một công việc có độ rủi ro khá cao, mặc dù các cơ quan vũ trụ đang liên tục cải tiến để giúp các phi hành gia ngày càng an toàn hơn. Để so sánh tại Anh, lương chủ ngân hàng đầu tư rơi vào khoảng 35.000-60.000 bảng hay luật sư tập sự (26.500-50.000 bảng). Vấn đề là những công việc này không phải đối diện với nguy cơ chết cóng trong chân không vũ trụ.
Trở lại với phi hành gia. Ngay cả khi đã thực hiện một vài chuyến bay mà không gặp trở ngại nào, cùng có nhiều kinh nghiệm hơn thì mức lương tối đa vẫn chỉ có thể là 86.000 bảng Anh (2,65 tỷ đồng).
Mọi thứ có thể cao hơn một chút ở Mỹ, nơi mức lương khởi điểm cho một phi hành gia dân sự dao động từ khoảng 80.000 USD đến 105.000 USD (1,95 tỷ đồng đến 2,56 tỷ đồng). Con số này tăng lên từ 96.000 USD đến 125.000 USD.
Giờ thông thường để làm việc mỗi tuần là 39 giờ đến 41 giờ, tuy nhiên nó có thể thay đổi, ví dụ các phi hành đoàn ở Trạm Vũ trụ Quốc tế sẽ được nghỉ cuối tuần.