TIN TỨC » Đời sống số

Người xưa dặn kỹ: 'Nằm không nằm ngửa, ngồi không dạng chân', tại sao?

Thứ năm, 04/07/2024 21:00

Không hề mê tín, lời dặn dò của Tổ Tiên đến nay được khoa học chứng minh phần nào là đúng và có lợi cho sức khỏe.

Ngày nay, dù khoa học công nghệ phát triển nhưng những kinh nghiệm xưa vẫn được ứng dụng trong cuộc sống. Mỗi câu nói của người xưa đều là những kinh nghiệm được đúc kết ra từ các hiện tượng, sự việc thật xảy ra trong một thời gian lâu dài. Hiểu rõ và làm theo những lời dạy bảo này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống cho vận mệnh của chúng ta. Trong đó có câu: "Nằm không nằm ngửa, ngồi không dạng chân", ý nghĩa thực sự là gì?

"Nằm không nằm ngửa"

“Nằm không nằm ngửa” là tư thế lúc ngủ không được nằm ngửa mặt lên trời, người xưa cho rằng đây là một tư thế ngủ rất xấu. Trong “Hoàng đế nội kinh” có nói chủ mạch ở trên lưng một người, mạch này chạy từ phần dưới cơ thể lên đại não, nếu nằm ngửa khi ngủ sẽ làm áp chế toàn bộ lên các chủ mạch ở phần lưng. Mạch không thông sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh bệnh.

Đối với người béo, nằm ngửa khi ngủ còn có thể gây ra chứng tạm ngừng thở, hoặc có thể bị trào ngược và gây nghẹt thở.

Trần Đoàn lão tổ sống đến 118 tuổi ở đời Đường, được người đời xưng tụng là “Thần tiên ngủ”. Ông đã để lại bí quyết trường thọ. Về giấc ngủ, ông cho rằng tư thế tốt nhất là: “Nằm bên phải, nằm xuống với hai chân co lại, tay phải đặt gần tai và cánh tay uốn cong.”

Tổ Tiên dạy: "Nằm không nằm ngửa, ngồi không dạng chân" (Ảnh minh họa).

Đạo giáo cho rằng: “Đứng như tùng, ngồi như chuông, đi như gió, nằm như cung”. Trong đó, “nằm như cung” có nghĩa là khi ngủ chúng ta nên nằm nghiêng, tư thế giống như một cánh cung, vừa thư giãn mà lại tốt cho kinh mạch.

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh tư thế ngủ thích hợp nhất là nằm nghiêng. Điều này làm giãn cơ toàn thân, tốt cho các mô cơ, xua tan mệt mỏi, hỗ trợ quá trình lọc chất thải và giảm áp lực đối với các cơ quan nội tạng.

"Ngồi không dạng chân"

Ý nghĩa rằng một người ngồi không nên mở rộng hai chân. Đây là tư tế rất khó coi và bất lịch sự. Tư thế ngồi như vậy là chứng tỏ người này thiếu tu dưỡng. Tói bây giờ câu nói này trở thành quy tắc chung cho cả nam và nữ. Bởi vậy có câu nói vè: “Nam nhân dạng chân trông giống lưu manh; Nữ nhân dạng chân là hành vi khiếm nhã”.

Nhân tướng học cho rằng: “Đi thuộc dương, ngồi thuộc âm, dương chủ động, âm chủ tĩnh”. Chỉ cần nhìn thế ngồi của một người sẽ biết được tính cách và vận mệnh của người đó.

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, một số người còn thích rung chân, đây cũng là một thói quen rất xấu. Người xưa có câu ngồi “rung chân nghèo ba đời”, những người hay rung chân sẽ làm hao tổn tài vận của bản thân, thể hiện họ nóng nảy, khó yên ổn làm việc.

Tư thế tốt nhất chính là ngồi ngay thẳng không nhúc nhích, vững vàng chắc chắn, không rung chân. Trong trường hợp trang trọng không được ngồi đầy hết ghế, thường chỉ ngồi 2 phần 3 ghế mà thôi. Hai lòng bàn tay để hướng xuống dưới, đặt lên đùi, hai chân để gập tự nhiên, ống chân vuông góc với nền nhà, hai bàn chân đặt ngang bằng trên mặt nền nhà. Tư thế ngồi này cho thấy con người bình tĩnh điềm đạm, đồng thời cũng thể hiện sự cao quý.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới