Tại sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng củ mật?
Củ mật là một từ Hán Việt. "Củ" trong từ "củ mật" mang nghĩa kiểm soát, xem xét; mật nghĩa là kín, khít, cẩn mật, không để thất thoát, không để lộ ra ngoài. Từ "củ mật" này có thể hiểu đơn giản với nghĩa kiểm soát cẩn thận.
Việc gọi tháng 12 âm lịch là tháng củ mật mang ý nghĩa nhắc nhỏ mọi người phải cẩn trọng, tránh sai sót trong tháng cuối cùng của năm.
Thời xưa, tháng cuối năm là thời điểm rất dễ bị mất trộm. Đây là lúc mọi người bận rộn nên rất dễ lơ là, không để ý dẫn đến mất của.
Cuối năm cũng là thời điểm thu hoạch, người buôn bán thu tiền về trước khi hết năm, người cho vay tiền cũng đòi về. Tất cả để chuẩn bị sắm sửa đón tết. Thời điểm này là lúc đạo tặc tăng cường hoạt động để kiếm tiền tiêu xài. Chúng có thể tận dụng sơ hở của mọi người, khi mọi người tất bật với công việc của năm để trộm cắp.
Ngoài ra, vào tháng củ mật, mọi người cũng nên cẩn trọng với củi lửa. Trong tháng cuối của năm âm lịch, các hoạt động ăn uống, cỗ bàn diễn ra nhiều, thời tiết lại hanh khô nên rất dễ xảy ra hỏa hoạn, gây thiệt hại cho con người.
Những thứ cần chú ý kiêng kỵ trong tháng củ mật
Tháng củ mật đề phòng củi lửa
Tháng 12 âm lịch là lúc thời tiết hanh khô nên dễ cháy dễ hỏa hoạn. Ngày xưa thường dùng đồ dễ cháy như nhà tranh, bếp lợp mái, đồ dùng từ gỗ, tre nên hanh khô bén lửa một chút có thể thiêu rụi mọi thứ tài sản. Điều đó sẽ khiến đại họa vì một căn nhà dựng lên tốn kém vô cùng, cuối năm không có chỗ ở thì lại càng xui xẻo. Hơn nữa cuối năm là lúc nhiều bữa ăn uống, cỗ bàn, say sưa hoặc nấu nướng nhiều không cẩn trọng là dễ bị hỏa hoạn. Thời xưa hỏa hoạn là có thể mất sạch mọi thứ. Thời nay việc nhà cửa kiên cố hơn, nhưng sự cố hỏa hoạn vẫn vô cùng nguy hiểm.
Giữ tiền cẩn thận, đừng để mất tiền
Đồng tiền đi liền khúc ruột. Thế nên tháng 12 càng cần đề phòng trộm cắp xâm nhập vào nhà. Người xưa dặn nên khóa cổng cửa cẩn thận, cầm tiền đi đứng bên ngoài hoặc cất tiền tại nhà đều phải cẩn trọng tránh bị mất trộm cắp sẽ mang vận xui, không còn tiền tiêu Tết hoặc tiền lo cho năm sau. Vận xui kéo tới vào dịp cuối năm giống như hiện tượng sóng sau đổ sóng trước chồng chất thêm nhiều cái xui khác có thể kéo tới, nên năm sau có thể sẽ báo hiệu một năm không thuận lợi.
Cẩn thận người tới ở nhờ
Người xưa còn kiêng dịp cuối năm thì không có người lạ ở trong nhà mình. Đặc biệt đêm giao thừa thì khách không được lưu lại qua đêm. Ngày nay một số nơi vẫn giữ quan niệm này nên khách thường ra ngoài đến hôm sau chủ nhà xông đất xong thì mới về.
Cẩn trọng giữ sức khỏe cuối năm
Tháng 12 âm lịch cũng là tháng chuẩn bị nghỉ ngơi nhưng cũng lại là tháng quay cuồng lo cho Tết từ mua sắm, dọn dẹp trang hoàng lại nhà cửa, cố gắng thu vén công việc cho hoàn tất một năm để đón năm mới yên tâm nên mọi người thường mệt mỏi. Thời tiết cuối năm cũng thường bất lợi cho sức khỏe. Hầu như tháng 12 chạp ai cũng quay cuồng để hoàn tất mọi việc thông thường lại kết hợp thêm việc Tết nhất. Do đó ăn uống thường không đúng giờ, ăn vội vàng, làm việc nhiều gấp gáp. Thế nên tháng 12 cần lên kế hoạch chi tiết công việc, phân bổ công việc trong gia đình, hỗ trợ nhau.
Cẩn thận giao tiếp, ăn uống, rượu chè
Cuối năm có nhiều dịp gặp gỡ tiệc tùng liên hoan nên cần chú ý ăn uống, đặc biệt cẩn trọng với rượu bia. Uống rượu say thì không còn tỉnh táo nói lời đôi khi không chuẩn, đi đứng không vững gây xui rủi cuối năm. Uống rượu say thì có thể gặp nạn, bị bệnh. Thế là nếu không "củ mật" thì có thể gây gổ cãi nhau, đánh lộn, đi đứng ngã đường ngã ao, tai nạn, ngộ độc rượu, ngộ độc thức ăn... Thế là đổ bệnh, gặp nạn, thậm chí mất mạng.
*Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.