Ở Việt Nam, dân gian cho rằng, tháng 7 âm lịch là Địa quan xá tội, tức những vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian. Do đó, người ta bày mâm cúng thí thực cô hồn. Các chùa thiết lập trai đàn chẩn tế, để “tài pháp nhị thí” cho các cô hồn ngạ quỷ vất vưởng.
Tháng 7 âm lịch cũng là dịp con cháu đến chùa cầu siêu cho ông bà tổ tiên đã qua đời. Phong tục trên hướng con người đến việc mở rộng tấm lòng, quan tâm, chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống.
Năm 2024, tháng cô hồn, tức tháng 7 âm lịch, nhằm ngày 4/8 đến 2/9 dương lịch.
Tháng cô hồn Âm - Dương giao thoa, được dân gian cho là năng lượng tâm linh mạnh mẽ nhất - là thời điểm cần bao sái ban thờ để thanh tẩy không gian, lễ vật cúng dường… phần nào giúp gia chủ gia tăng phước lành, may mắn.
Việc bao sái bàn thờ rất quan trọng – bởi đó là nơi kết nối với thế giới tâm linh. Vì thế, các chuyên gia khuyên các gia chủ chú tâm chăm lo bao sái bàn thờ sạch sẽ, thanh tịnh để không gian thờ cúng trang nghiên, an ổn trước khi bước vào tháng cô hồn.
Bao sái bàn thờ vào tháng cô hồn ngày nào đẹp?
Bao sái bàn thờ sạch sẽ thể hiện lòng thành kính với gia tiên và thế giới tâm linh, cũng là cách đón khí trường tốt, mang lại phú quý, bình an cho con cháu. Nhưng nhiều người không biết nên hay dùng nước lã, nước tẩy có hóa chất làm sạch bụi bám. Theo phong thủy làm như thế sẽ suy giảm trường khí nơi ban thờ, ảnh hưởng tới sự linh thiêng nơi thờ cúng.
Bao sái bàn thờ tháng cô hồn tốt nhất là ngày 26/6 âm lịch (Ảnh minh họa).
Ngày đẹp, có nhiều thiên tinh chiếu tới, phù hợp với việc bao sái bàn thờ, giúp thanh lọc khí trường, vượng khí tốt hơn, kết nối tới thế giới tâm linh mạnh mẽ hơn, linh ứng hơn... thì thời điểm bao sái bàn thờ tháng cô hồn lý tưởng nhất chỉ còn ngày 26/6 âm lịch. Do đó, nhưng gia chủ chưa bao sái bàn thờ nên chọn thời điểm này để sắp xếp bao sái bàn thờ.
Việc thờ cúng tâm linh cốt là ở sự thành kính, việc bao sái bàn thờ cần theo quy trình, tránh sai phạm tới Tam bảo, Thần linh, gia tiên đã khuất. Vì vậy, các gia chủ cần lưu ý:
Bàn thờ là không gian thiên về Âm – tốt nhất dùng nước Ngũ vị thảo dược như quế, hồi, lá bưởi… (tùy vùng) đun sôi để ấm mà lau. Hoặc dùng nước thơm, kết hợp với bột xông tẩy uế để bao sái cũng giúp tịnh hóa khí trường tâm linh.
Nếu có nước thơm bao sái chiết xuất từ 108 vị thảo dược quý hiếm (trầm, hồi, quế, hoàng đàn, gỗ sưa…), và thường xuyên bao sái bằng nước này là cách thanh tẩy, loại bỏ tạp khí, tăng cường sinh khí và vượng khí, mang lại sự linh ứng, bình an, sở nguyện, mong cầu như ý.
Vật dụng bao sái bàn thờ (khăn sạch, chổi quét, khăn lau, khăn khô…) cần sạch, mới và không nên dùng bao sái chung để tránh lẫn tạp khí, không đảm bảo sự tôn nghiêm.
Việc bao sái bàn thờ kỹ lưỡng đón tháng cô hồn giúp không gian thờ cúng thêm sạch đẹp, thể hiện lòng thành kính, tôn trọng với Tam bảo, Thần linh và Tổ tiên. Vì vậy, các gia chủ nên tham khảo các chuyên gia để chọn ngày tốt, giờ đẹp lên hương.
Không chỉ tháng cô hồn, mà việc làm sạch không gian thờ cúng cần duy trì quanh năm. Trước và trong khi bao sái bàn thờ nên xông trầm quanh khu vực thờ cúng để điều hòa, thanh lọc khí trường trước khi tiến hành các nghi thức tâm linh.
Năng lượng của trầm hương là sự hội tụ của âm dương ngũ hành, nguyên bản và thuần khiết nhất. Trầm hương cũng là vật liệu tốt hay dùng trong tâm linh (có công năng bảo vệ gia chủ tránh xui xẻo, luôn cảm thấy bình an…), có hương thơm đặc trưng, bền mùi, giúp điều hòa tinh thần, xua tan mệt mỏi, cân bằng năng lượng, đẩy lùi uế khí, năng lượng xấu. Còn chiêu đón may mắn, cát lành... về với gia chủ.
(Ảnh minh họa)
Các việc cần làm khi bao sái bàn thờ:
Trước khi bắt đầu, người dọn dẹp bàn thờ phải tắm rửa sạch rồi thắp hương, đọc văn khấn để "xin phép" bao sái bàn thờ.
Hết tuần nhang thì bắt đầu bao sái bát hương, bàn thờ. Bao sái từ trên cao xuống thấp. Tránh xê dịch bát hương, tượng…
Trường hợp buộc phải xê dịch thì sau đó phải sắm lễ, thắp hương và di chuyển về vị trí ban đầu.
Tỉa chân hương cần rút từng chút một cho tới khi còn một số lẻ (3, 5, 7, 9) trong bát hương. Chân hương còn lại đem hóa tro, đổ xuống dòng nước chảy, hoặc để nguội thì vùi vào gốc cây.
(Ảnh minh họa)
Nếu thường xuyên tỉa chân hương để tránh bát hương đầy mà hóa, bàn thờ sẽ nhanh bụi bặm. Tuyệt đối tránh vứt chân hương, đồ thờ cúng vào thùng rác, nơi ô uế.
Làm sạch bát hương cần dùng nước ngũ vị hương, nước thảo dược, nước thơm bao sái và các vật dụng bao sái sạch đi kèm. Cần lau nhẹ nhàng bắt đầu từ miệng bát hương xuống. Cố gắng tránh xê dịch bát hương khi bao sái vì sẽ làm giảm đi trường khí của bàn thờ.
Bao sái bàn thờ giúp việc thờ cúng sạch đẹp, linh ứng hơn, thể hiện lòng thành của gia chủ hướng tới Phật Thánh, Thần linh, Gia tiên đã khuất. Việc này rất quan trọng trong tháng 7 âm lịch, tháng Vu Lan báo hiếu, tháng cô hồn.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.