Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.
Vào dịp cuối năm, lễ Tết, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, rằm tháng Tám, ngày giỗ, chạp... Các gia đình thường làm mâm cúng để dâng lên gia tiên. Nhưng khi làm mâm cơm cúng cần lưu ý tránh những điều dưới đây kẻo gia tiên quở trách, không hài lòng:
Dâng các món ăn hộp, thức ăn nhanh lên cúng
Theo văn hóa thờ cúng thì dù người khéo nấu hay không khéo việc dâng cúng phải là thành tâm. Thế nên người xưa thường sẽ tự nấu những món ăn dâng cúng gia tiên chứ không mua sẵn, không thuê người làm. Bởi vậy không nên dâng cúng những món đồ ăn hộp mua ngoài hàng. Việc mua đồ ăn hộp, thức ăn ngoài hàng cũng không đảm bảo an toàn vệ sinh, có thể làm ô uế khu vực thờ cúng.
Những điều cần tránh khi làm mâm cúng dâng lên gia tiên (Ảnh minh họa).
Cúng những món gỏi, món sống, đồ ăn nặng mùi
Trong văn hóa thờ cúng ông bà tổ tiên không phải cứ món nào người sống ăn thì đều dâng lên cúng. Ban thờ là nơi cần sự thanh sạch nên những món ăn có nguy cơ mất an toàn như món sống, gỏi, món chưa nấu chín thì không được dâng cúng bởi có thể gây nhiễm khuẩn, mùi tanh ô uế trên ban thờ.
(Ảnh minh họa)
Tuyệt đối đừng nếm đồ ăn trong quá trình nấu
Việc nếm đồ ăn là việc thường thấy khi một người vào bếp nấu ăn. Hành động nếm để đảm bảo món ăn vừa vặn khẩu vị không bị lệch vị. Nhưng khi nấu đồ ăn đặt vào mâm cúng thì việc nếm là đại kỵ. Hành động nếm được cho là ăn trước ông bà tổ tiên thần Phật. Hơn nữa nhiều người sơ ý nếm xong lại đặt đũa thìa vào lại nồi nấu sẽ gây ô uế đồ cúng.
Bởi thế khi làm đồ cúng tuyệt đối không nếm. Sau khi cúng xong, hương cháy được 2/3 xin thụ lộc hoặc gia đình vào bữa thì mới được nếm để điều chỉnh lại vị.
(Ảnh minh họa)
Bày bát đĩa đũa cúng là đồ cũ
Trong thờ cúng, các cụ xưa thường dùng bộ bát đũa riêng chỉ để đặt đồ thờ cúng và mời gia tiên. Thế nên việc dùng bát đũa ăn hàng ngày để dâng cúng là không sạch sẽ và không tôn trọng gia tiên. Do đó trong việc thờ cúng cẩn trọng thì nên có bộ bát đĩa riêng. Thức ăn sau khi cúng xong muốn thụ lộc thì lại chuyển từ bộ bát đĩa cúng sang bát đĩa thường rồi mới ăn. Còn bát đũa chén nhỏ để ăn thì cúng xong rửa đi để khô rồi cất lại vào tủ đựng đồ thờ chứ không bao giờ dùng chung trong gia đình.
(Ảnh minh họa)
Bát cơm cúng xới nhiều xới
Khi xới cơm cúng chỉ được xới 1 lần ấp đầy vào bát. Việc xới cơm cúng nhiều lần là dành cho người sống, không dành cho gia tiên nên điều đó trở thành hời hợt không thành tâm.
(Ảnh minh họa)
Bày mâm cúng lộn xộn
Khi bày mâm cơm cúng, người xưa thường rất chú ý về cách trình bày và bát đĩa cũng như cách đặt bát đĩa trên mâm cúng. Do đó tránh để lộn xộn bát đĩa khi cúng.
(Ảnh minh họa)
Không dùng màng bọc bọc kín đồ ăn
Nhiều gia đình sợ ruồi muỗi nên khi bày mâm cơm cúng lại dùng màng bọc thực phẩm mà không biết rằng đó là đại kỵ. Nhiều gia đình thì lại dùng lồng bàn đậy lên mâm cơm đang cúng.
Những sai sót trên theo tâm linh phong thủy bị cho là thờ cúng không chỉn chu cẩn thận nên phạm vào đại kỵ cần tránh để tránh con cháu bị ông bà quở trách.
(Ảnh minh họa)
* Thông tin mang tính tham khảo