Vậy bạn có bao giờ thắc mắc đến phân loại, cấu trúc hay những công cụ xây dựng nên một phần mềm không? Tất cả sẽ được chúng tôi bật mí dưới bài viết sau.
Giới thiệu khái quát về ứng dụng Android
Là khách hàng trên sử dụng ứng dụng Android lâu năm nhưng bạn có thực sự hiểu về cách nó được hình thành như thế nào không? Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết và tường tận giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề trên.
Phân loại các ứng dụng Android
Theo nguyên tắc quản lý của hệ điều hành sẽ có 3 phân loại chính về ứng dụng cụ thể như sau:
• Chức năng: Hạng mục chức năng này sẽ bao gồm những phần mềm có tính năng độc đáo phục vụ nhu cầu cho khách hàng, tổ chức. Cụ thể như tiêu điểm giải trí, ứng dụng giáo dục, công cụ hỗ trợ, ứng dụng thương mại điện tử… Nhóm này được hoạt động khá rộng rãi và chiếm số lượng chủ yếu tại CH Play. Thông thường đối với các app dành cho tổ chức thì sẽ bị giới hạn điều kiện tải xuống còn lại khách hàng có thể tuỳ chọn dựa trên sở thích cá nhân.
• Đối tượng: Nhóm ứng dụng Android tiếp theo đó chính là đối tượng khách hàng. Ở đây tất cả các phần mềm sẽ được giới hạn theo độ tuổi và có tính năng phục vụ cho nhóm khách hàng dựa trên quy tắc cộng đồng. Trong đó chúng ta sẽ có những app cơ bản như ứng dụng cho trẻ em, người cao tuổi, những thành viên khiếm khuyết…
• Nền tảng phát triển: Nhóm chiếm số lượng ít nhất đó chính là các phần mềm phát triển, cụ thể như ứng dụng Java, Kotlin… Nó chuyên được phục vụ cho nghiên cứu và lập trình các hệ tiện ích.
Cấu trúc cơ bản của ứng dụng Android
Để hình thành nên một ứng dụng cơ bản thì nhà sản xuất sẽ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là chi tiết về cấu tạo của phần mềm trên CH Play:
• Manifest file: Đây là hệ thống khai báo thông tin trên ứng dụng bao gồm tên, phiên bản, quyền hạn, giới hạn sử dụng, điều kiện tài xuống… Về cơ bản nó được hiểu như tổng hợp các dữ liệu cơ bản của app.
• Layout file: Phần này vô cùng quan trọng đối với các nhà phát triển ứng dụng Android đó chính là Layout. Tức thiết kế giao diện giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ và hệ thống chuyển hình mượt mà.
• Activity: Đây là phần báo cáo hành vi và logic của ứng dụng. Ta có thể hiểu đó chính là file giúp quản lý mọi hoạt động của phần mềm. Bắt buộc các ứng dụng phải có phần này, ngoài để quản lý còn còn báo lỗi giúp các nhà sản xuất nhanh chóng khắc phục trách ảnh hưởng tới khách.
• Service: Đây mục hình nền cho ứng dụng, nó hoạt động song song với phần Layout.
• Broadcast receiver: Hạng mục này cho phép người sử dụng nhận được thông báo từ phần mềm. Nó khá quan trọng, hầu như khách hàng nào cũng sử dụng tính năng này nên đây là phần cấu tạo bắt buộc.
• Content Provider: Nó là mục quản lý và chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng với nhau. Hạng mục này hoạt động như nút share cho phép chúng ta có thể chia sẻ nội dung từ Facebook qua Zalo và ngược lại, đại loại sẽ như vậy.
>>> Xem ngay các thủ thuật hay tại : thủ thuật android
Một số công cụ hỗ trợ phát triển app trên hệ điều hành Android
Có bao giờ bạn thắc mắc những công cụ nào tạo nên hệ thống điện tử của một phần mềm hay không? Để đáp ứng được yêu cầu và giải quyết vấn đề của khách hàng, hệ thống app đã được phát triển bằng những công nghệ như sau:
• Android Studio: IDE - công cụ chính thức được đưa ra vào phát triển ứng dụng Android.
• SDK: Viết tắt của cụm từ Software Development Kit, thư viện và công cụ cần thiết để phát triển các app hoạt động trên hệ điều hành.
• Emulator: Hệ giả lập giúp nhà sản xuất thử nghiệm trong quá trình phát triển. Nó sẽ hoạt động như ứng dụng hoàn thiện khi đó họ sẽ trải nghiệm và kiểm tra lỗi sau đó khắc phục. Điều này giúp các phần mềm khi được đưa ra thị trường sẽ toàn diện hơn.
• Google Play Console: Công cụ quản lý ứng dụng sau khi phát hành. Mọi hoạt động của người dùng cũng như hoạt động app đều được kiểm soát bởi thiết bị này.
Những lưu ý khi khách hàng sử dụng app trên Android
Bạn đã hiểu về cách phát triển và hình thành của một ứng dụng Android trên thị trường hiện nay. Vậy dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cách sử dụng đảm bảo trải nghiệm mượt và khai thác được toàn bộ tính năng nhé:
• Kết nối mạng ổn định: Đối với các phần mềm yêu cầu kết nối thì khách hàng nên đảm bảo đường truyền ổn định.
• Cập nhật ứng dụng thường xuyên: Việc cập nhật giúp app cải thiện chất lượng, không bị lỗi và hạn chế virus tấn công thiết bị.
• Chỉ tải app tại CH Play: Tất cả các ứng dụng Android tại CH Play được quản lý và kiểm duyệt an toàn. Bạn không nên thực hiện tải xuống qua link hay Google điều này sẽ khiến điện thoại bị virus.
Bài viết trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến ứng dụng Android. Chúng tôi còn khá nhiều điều thú vị về hệ điều hành này, theo dõi website để cập nhật tin tức mới nhé.