Trong mắt của cổ nhân, địa chủ ngày xưa hay "đại gia" ngày nay, họ chỉ có phú mà không có quý. Nhiều người giàu có đến đâu cũng chỉ có thể giả tạo sự cao quý. Giàu có chỉ là một con số, còn quý phái lại liên quan đến tôn nghiêm của cả đời người. Khí chất cao quý được toát ra từ bên trong bản thân con người, hoàn toàn không thể mua được bằng đồng tiền. Điều đó có liên quan tới việc tu dưỡng đạo đức của cá nhân và chịu ảnh hưởng từ giáo dục gia đình mà hình thành nên.
Người có khí chất cao quý thực sự đều sẽ có 6 đặc trưng lớn sau đây:
Sự cao quý khiến người khác phải nể phục và yêu mến bạn cả đời (Ảnh minh họa)
1. Giàu đức hạnh
Người đức hạnh thì không có việc gì là không chịu đựng được, ngược lại, người không có đức hạnh thì không thể làm nên việc lớn.
(Ảnh minh họa)
Người xưa đã từng răn dạy chúng ta, phải vui vẻ mà chấp nhận chịu thiệt thòi, nghĩ cho người khác nhiều hơn thì sự nghiệp mới có thể thành công. Đồng thời, giàu đức hạnh là phúc, là người có đạo đức sâu rộng, dễ nhận được sự tôn trọng của người khác. Người có đức hạnh thường bao dung và rộng lượng tha thứ. Nếu một người muốn lập nghiệp lớn, thì nhất định phải có phong thái khoáng đạt, có thể tiếp nhận tất cả mọi người trong thiên hạ thì họ mới có thể tiếp nhận bạn.
Người có khí chất cao quý thực sự sẽ không theo đuổi sự phồn hoa hay hư danh quá mức, họ luôn sống với phẩm chất trong sáng, cao thượng vốn có của bản thân. Chúng ta có thể thấy rằng, người càng có học thức tu dưỡng thì càng hòa nhã dễ gần, họ không chú trọng quyền quý, trong mắt họ con người trên thực chất không có đẳng cấp sang hèn. Đây không phải là giả bộ làm ra vẻ, mà chính là một khí chất cao quý thực sự.
Không có đức hạnh, chỉ dựa vào công danh, cơ hội hay thủ đoạn phi pháp để cầu được phúc, cũng giống như bông hoa cắm trong bình, bởi vì thiếu nguồn nuôi dưỡng từ lòng đất mà nhanh chóng héo tàn.
2. Lương thiện
Một người dù ở trong căn nhà đắt đỏ đến đâu, lái chiếc xe hơi sang trọng cỡ nào, thực ra chưa chắc đã giỏi giang. Khi một người bình sinh chất phác biểu hiện rất có thiện ý với mọi người, lúc đó mới là trực quan thực sự để đo đếm sự cao quý của con người. Người giàu khi đi nhà hàng ăn, có chút không hài lòng liền lớn tiếng kêu gọi nhân viên đến quát tháo; hay có những người lãnh đạo cứ nhớ mãi những lỗi sai nhỏ nhặt của cấp dưới không chịu bỏ qua, những chuyện thế này trong đời sống chúng ta cũng thường hay được chứng kiến.
(Ảnh minh họa)
Để nhìn rõ một con người, đừng nhìn vào cách họ đối đãi với bạn, mà hãy nhìn vào cách họ đối đãi với nhóm người yếu thế hơn, hay với những người lạ không hề có quan hệ lợi ích. Đây chính là lý do vì sao những người giàu có sau một đêm, toàn thân cho dù đều là hàng hiệu, nhưng không hề khiến cho người khác cảm thấy một chút khí chất cao quý nào trong đó.
Không phải ai cũng có thể làm những việc lương thiện mọi lúc mọi nơi. Những con người nổi cơn tức giận với nhân viên phục vụ, có lẽ trong công việc lại luôn giữ nụ cười đối với người khác. Những con người trên trang mạng Internet có chút bất hòa liền dùng những lời lẽ khó nghe nhất để nhục mạ người khác, trong cuộc sống có lẽ vẫn là một người tốt luôn biết nghe lời. Sự lương thiện thực sự phát ra ngay từ đáy lòng, là thiên tính từ khi sinh ra đã có của người đó và cũng có thể là do tu dưỡng giáo dục của bản thân họ.
3. Giữ chữ tín
Người không có lòng tin vững chắc, thì đất nước cũng không có sự tín nhiệm để trở nên lớn mạnh hơn được. Nếu không có lòng tin, không thể làm tốt chuyện gì được. Mối quan hệ giữa người với người, quan trọng chính là phải giữ chữ tín. Nói là phải làm, tín nhiệm ắt sẽ gặt hái thành quả.
(Ảnh minh họa)
Thành tín thuộc phạm trù đạo đức, không có đo lường, cũng không có bảng giá, nhưng có thể khiến một người nhẹ tựa lông hồng hay thân bại danh liệt, cũng có thể khiến cho một người gánh nặng như núi Thái Sơn hay có thể ghi danh thiên sử. Người nói mà không giữ chữ tín, linh hồn của họ một xu cũng không đáng, thậm chí khiến người khác ghét bỏ. Người biết giữ chữ tín, tâm hồn họ cao quý khiến người khác phải yêu quý ngưỡng mộ.
Nếu trong xã hội, người không chịu giữ chữ tín, chắc chắn sẽ không có ai bằng lòng qua lại với họ và không thể nhận được sự tín nhiệm của người khác.
4. Khiêm tốn
Khiêm tốn là một cảnh giới của việc làm người. Một người bất cứ khi nào cũng đều phải biết khiêm tốn, luôn giữ tư tưởng học tập người khác mới có thêm càng nhiều cơ hội trưởng thành. Quá nhiều sự khoe khoang cũng chỉ có thể chứng minh bản thân mình vô tri, gặt hái được đôi chút thành tựu đã tự cao tự đại, chỉ có thể khiến bản thân thụt lùi chứ không có thăng tiến đi lên.
(Ảnh minh họa)
Người càng có khí chất cao quý, càng hiểu rõ đạo lý "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", bên ngoài còn có người giỏi hơn ta, càng khiêm tốn đối đãi với người xung quanh, dần dần sẽ phát hiện có rất nhiều điểm tốt cần học hỏi từ họ.
Một người, phàm là chuyện gì cũng chỉ biết coi mình là trên hết, trong mắt không biết đến ai, khoe khoang bản thân, không biết thời thế, chắc hẳn là người có trải nghiệm quá ít ỏi, tầm nhìn hạn hẹp, chưa được va chạm nhiều trong xã hội. Một người cao ngạo tự đại, biểu hiện ngông cuồng, trong thực tế chỉ là đang che đi đôi mắt hay bịt kín đôi tai của mình, không hề chịu tiếp nhận ý kiến của người khác, nhìn không thấy được chân lý và sự thực xung quanh.
Khiêm tốn là một loại trí tuệ, cũng là sự thông minh thực sự ẩn giấu không lộ ra bên ngoài của một người. Người biết khiêm tốn và tôn trọng mọi người, ắt sẽ được ủng hộ và yêu mến.
5. Chính trực
Một người chưa chắc đã có thể trở thành một người vĩ đại, nhưng hoàn toàn có thể trở thành một người chính trực. Vậy thế nào là chính trực? "Chính" là công chính, quang minh chính đại, không thiên vị, không giả dối, không lông bông nói năng tùy tiện, chính là quang minh lỗi lạc. Còn "trực" chính là độ lượng, ngay thẳng, chân thực, chính là lòng ngay dạ thẳng, gặp sao hay vậy.
(Ảnh minh họa)
Người có khí chất cao quý, bất luận là chuyện nhỏ hay lớn, bất luận là với người nào, đều hoàn toàn là chân thành đối đãi. Điều này không phải là lấy lòng ai, càng không phải để dành được sự thông cảm, cũng không vì muốn làm rõ vấn đề, mà chỉ vì nên làm một người như thế. Nhưng nếu có tâm thuật bất chính, cố ý lừa gạt, khẩu phật tâm xà, dùng mưu tính, giở trò thủ đoạn, trước mặt một kiểu, sau lưng một kiểu, trên sân khấu nói lời quân tử, dưới sân khấu làm chuyện tiểu nhân, thì đó tuyệt đối không phải là chuẩn tắc làm việc của con người. Chính trực là tinh thần ngay thẳng của con người, cũng chính là thể hiện khí chất cao quý của họ.
6. Kiên trì
Mỗi một người, nhiều khi phải đối mặt với những sự lựa chọn. Nếu là kẻ yếu, không chỉ là lựa chọn bỏ đi cái tôi mà còn can tâm tình nguyện nhận thua, hơn nữa còn tìm rất nhiều lý do để thuyết phục bản thân mình. Nếu là kẻ mạnh, họ sẽ lựa chọn kiên trì không bỏ cuộc, cho dù kết quả là thất bại cũng phải thử hết sức mình.
Kiên trì, bền lòng, nói ra thì dễ, để làm được thì lại rất khó, rất ít người có thể duy trì từ đầu đến cuối, kiên định không lung lay. Thử thách khó nhất của một người chính là bản thân mình. Cho dù khả năng tự khống chế bản thân có mạnh mẽ đến cỡ nào, cũng có lúc bị chính bản thân mình đánh bại. Nhưng muốn đường rộng dễ đi, trở nên nổi bật, phải tiếp tục kiên trì bắt đầu làm từ những việc tầm thường, đơn giản nhất trong cuộc sống hàng ngày. Bởi chỉ có như vậy, ngày qua ngày bản thân mới tự chứng kiến thấy mình có thể đứng trên vị trí cao hơn.