Thế nhưng từ chối làm sao để vẫn giữ được một mối quan hệ thân thiện với công ty tuyển dụng là điều mà nhiều người chưa thực sự biết cách. Dưới đây là bí quyết dành cho bạn.
Hãy trả lời sớm nhất có thể
Điều đầu tiên mà bạn cần hiểu đó là nhà tuyển dụng luôn cần những khoảng thời gian nhất định để tìm kiếm và sắp xếp nhân lực cho vị mỗi vị trí. Vì vậy khi nhận được email mời làm việc từ doanh nghiệp, bạn nên dành thời gian cân nhắc và quyết định một cách nhanh chóng. Có thể bạn sẽ cần suy nghĩ và đưa ra nhiều phân tích, so sánh – điều này là hoàn toàn hợp lý, thế nhưng không nên để họ chờ quá lâu.
Từ chối sớm hơn hoặc trong khoảng thời gian phù hợp chính là sự tôn trọng mà bạn đã dành cho nhà tuyển dụng, giúp họ thuận tiện nắm bắt được tình hình để có thể điều chỉnh nhân sự mà không ảnh hưởng đến kế hoạch đã đề ra.
Thẳng thắn nêu lý do
Chắc chắn bạn sẽ có những lý do để đi đến quyết định từ chối offer. Có thể đó là vì bạn không thích môi trường doanh nghiệp trong công ty, hoặc cảm thấy chế độ lương thưởng – đãi ngộ không hấp dẫn,… Dù là lí do gì đi nữa thì bạn vẫn cần nêu ra trong thư tuyển dụng thay vì chỉ ngắn gọn là không hứng thú.
Thêm vào đó, tâm lý cả nể sợ người khác mất lòng đôi khi sẽ khiến bạn có thói quen viết lí do quanh co, không rõ ràng về ý tứ rất dễ gây hiểu nhầm – điều này càng làm phản tác dụng của lá thư từ chối văn minh. Vì vậy, cần đưa ra lí do ngắn gọn và nghiêm túc trong vòng một đến hai dòng giải thích rõ tại sao bạn sẽ không nhận công việc này trong thời điểm hiện tại.
Không quên cảm ơn
Một lời cảm ơn chân thành và bày tỏ sự trân trọng cơ hội làm việc là điều mà bạn cần lưu ý khi viết một lá thư từ chối offer. Đây là yếu tố văn minh cần có trong bất kỳ môi trường và lĩnh vực làm việc nào, đặc biệt là trong tình huống mà bạn nên thể hiện thái độ tích cực.
Bên cạnh đó, không phải tất cả các ứng viên đều biết cách cảm ơn thông minh. Tùy thuộc vào vị trí công việc được đề xuất hoặc cách thức đề xuất mà bạn sẽ lựa chọn lời cảm ơn khéo léo và phù hợp. Thay vì một câu rất ngắn và máy móc như “Cảm ơn doanh nghiệp vì đã lựa chọn tôi”, bạn nên cảm ơn cụ thể và chân thành hơn. Có thể sử dụng “Tôi rất trân trọng sự tin tưởng của doanh nghiệp khi đề xuất vị trí công việc này cho tôi” hoặc “Nếu có cơ hội làm việc ở vai trò này sẽ rất may mắn cho tôi”,…
Đề xuất phương án thay thế
Những khảo sát cho thấy rằng không ít trường hợp nhà tuyển dụng tìm được những ứng viên thay thế bằng chính thông tin đề xuất trong thư từ chối offer. Điều này là vô cùng dễ hiểu, có thể bạn không phù hợp với vị trí hiện tại mà doanh nghiệp mong đợi thế nhưng bằng mối quan hệ trong quá trình làm việc mà bạn hoàn toàn có thể để lại thông tin của một người đồng nghiệp phù hợp hơn. Vì vậy đừng ngần ngại hỏi ý kiến và đính kèm thông tin liên hệ của họ để nhà tuyển dụng có thêm sự tham khảo, lựa chọn.
Không nên từ chối quá thẳng thừng
Như đã nói ở trên, một lời cảm ơn chân thành sẽ mang đến cảm giác thoải mái và đồng thời một lời từ chối khéo léo sẽ giúp lá thư của bạn trở nên văn minh hơn rất nhiều. Ở thời điểm hiện tại có thể bạn không thực sự hứng thú với cơ hội nghề nghiệp này thế nhưng trong tương lai bạn có thể sẽ thay đổi suy nghĩ về khả năng ứng tuyển vào vị trí công việc hoặc môi trường doanh nghiệp ở một vai trò khác.
Vì vậy không nên từ chối quá thẳng thừng và chấm dứt kết nối giữa bạn với nhà tuyển dụng, mà cần khôn ngoan trong việc giữ thông tin, thiết lập mối quan hệ. Điều này vừa thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong văn hóa ứng xử, đồng thời giúp bản thân có lợi thế khi cơ hội làm việc hấp dẫn hơn ở môi trường doanh nghiệp này mở ra trong thời gian tới.
Trên đây là 5 bí quyết từ chối offer văn minh. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm cơ sở tham khảo để hoàn thành lá thư từ chối chuyên nghiệp.