TIN TỨC » Dòng sự kiện

Cắt đứt chân chị: Em trai phạm tội giết người?

Thứ năm, 09/01/2014 11:32

Liên quan đến vụ án "em trai cắt chân chị gái", luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng luật sư Nguyễn Anh) cho biết, để xử lý hành bi phạm tội của hung thủ phải căn cứ vào mức độ thương tích của nạn nhân.

Trong những ngày qua, dư luận cả nước xôn xao về câu chuyện em trai Trần Tuấn Khương (SN 1971) đã dùng con dao gọt hoa quả (dao Thái Lan) cứa gần đứt bàn chân phải và 1/2 cẳng chân phải của chị gái là bà Trần Thị D. (SN 1967). Lý giải cho hành vi của mình Khương khai rằng, "cắt để ma theo máu ra ngoài". Ngày 3/1, công an quận Ba Đình, Hà Nội đã tạm giữ Trần Tuấn Khương để điều tra làm rõ. Điều đáng nói, sau khi vụ án xảy ra, có rất nhiều ý kiến khác nhau về hành vi phạm tội của Khương và việc xác định tội danh cho hung thủ.  Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với chúng tôi, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng luật sư Nguyễn Anh) cho biết, để xử lý hành vi phạm tội của Trần Tuấn Khương, trước hết phải căn cứ vào mức độ thương tích của bà D.

Bà D. đang nằm điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Dân Trí

Xử lý tội danh nào? Theo quan điểm của luật sư Thơm, nếu thương tích của bà D là đặc biệt nghiêm trọng như một số báo chí đưa tin gần đây: chân bà D đã bị cắt rời ra khỏi đầu gối, bàn chân, nghĩa là bị mất một phần trên cơ thể cho dù bà D không tử vong do được cấp cứu kịp thời ngay tại bệnh viện thì đối tượng Khương vẫn có thể bị xử lý về tội giết người theo Điều 93 BLHS.  Về nguyên tăc trên một bộ phận cơ thể con người thì có động mạnh chính và động mạnh phụ. Việc Khương cứa rời một bộ phận cơ thể là gây nguy hiểm đến tính mạng bà D được pháp luật bảo vệ. Hành vi của Khương gây khiếp sợ, rùng rợn cho mọi người và có tính chất côn đồ. Trong trường hợp này, bị hại không cần thiết phải trưng cầu giám định tỷ lệ thương tích để làm căn cứ xử lý mà chỉ cần căn cứ vào thương tích được xác định trong hồ sơ bệnh án của Bệnh viện. Mặt khác, nếu thương tích của bà D chỉ có mức độ, vết cứa chưa gây đứt động mạch chính, chưa gây nguy hiểm đến tính mạng và chỉ gây tổn hại đến sức khỏe thì sẽ phải chịu TNHS về tội “Cố ý gây thương tích” theo điều 104 BLHS Để xử lý về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác thì cần thiết phải giám định tỷ lệ thương tích để làm căn cứ xử lý theo qui định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự, nếu trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 điều 104 BLSH thì việc khởi tố chỉ được thực hiện theo yêu cầu bị hại, nghĩa là bị hại phải có đề nghị cơ quan điều tra mới có cơ sở xem xét xử lý hình sự. Trường hợp này chỉ xảy ra khi bà D. – nạn nhân của vụ việc chỉ bị tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% vì bà là người đang đau ốm không có khả năng tự vệ. Nếu giám định thương tật của bà D. rơi vào trường hợp này thì bà D. hoặc người đại diện hợp pháp phải có đơn yêu cầu khởi tố người em trai. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút đơn trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án được đình chỉ.  Trong trường hợp có căn cứ để xác định người yêu cầu khởi tố rút đơn trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Nếu người phạm tội thuộc từ khoản 2 trở lên của điều 104 Bộ LHHS việc khởi tố là do cơ quan điều tra, không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại.  Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định: Dùng hung khí nguy hiểm (dao là hung khí, đối tượng Khương dùng dao cắt chân); đối với người đau ốm hoặc người không có khả năng tự vệ... Phải giám định tỷ lệ thương tích mới xác định đúng tội danh Cũng theo quan điểm của luật sư Thơm, nếu Khương thuộc trường hợp phạm tội từ khoản 2 điều 104 BLHS trở lên mà bị hại cương quyết từ chối giám định pháp y tỷ lệ thương tích và không đề nghị khởi tố thì sẽ rất khó cho việc xử lý trách nhiệm hình sự. Bởi lẽ, không có kết quả giám định pháp y tỷ lệ thương tích của người bị hại thì việc truy tố đối tượng gây án sẽ gặp khó khăn. Chúng ta không thể chỉ căn cứ vào hồ sơ bệnh án của bị hại do của Bệnh viện thiết lập để làm căn cứ giám định mà không có đối tượng cụ thể giám định. Về vấn đề này, ngày 11/9/2009, Viện Pháp y Quốc gia (Bộ Y tế) có công văn số 190/PYQG-CV về việc giám định thương tích, trong đó hướng dẫn việc từ chối giám định trong trường hợp không có mặt của người được giám định. Cơ quan giám định pháp y là cơ quan cung cấp chứng cứ gần như duy nhất cho cơ quan tố tụng những vụ việc liên quan đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm con người. Quyền hạn và trách nhiệm giám định viên pháp y được quy định tại Điều 42, Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 307, 308 Bộ luật Hình sự và được quy định rất chặt chẽ tại Điều 3,4, 11, 22, 23, 25, 26, 27, 33 trong Luật Giám định tư pháp. Viện pháp y quốc gia căn cứ vào quy định trong các bộ Luật trên bảo đảm kết luật giám định khoa học, khách quan cung cấp chứng cứ cho cơ quan trưng cầu, hướng dẫn cho các địa phương giám định qua hồ sơ trong trường hợp người bị gây thương tích chưa kịp đi giám định tỷ lệ tổn hại sức khỏe nhưng đã bị tử vong do nguyên nhân khác như: tai nạn, bão lũ, mất tích, người nước ngoài về nước, người xuất cảnh, người đi nước ngoài làm nhiệm vụ hoặc đi học tập ở nước ngoài… không có điều kiện về nước đến cơ quan giám định. Các trường hợp này đều phải có xác nhận về sự vắng mặt của cơ quan trưng cầu giám định. Trên cơ thể con người, bộ phận nào cũng có thể bị gây thương tích, tùy vào vị trí tổn thương, mức độ tổn thương, cơ địa của người bị các tổn thương đó, có khi ổn định, tốt lên hoặc xấu đi. Vì vậy, kết luận tổn hại sức khỏe tại thời điểm khám giám định mà căn cứ vào các triệu chứng trước đó được ghi trong hồ sơ, bệnh án là không phù hợp, không chính xác, sẽ xảy ra trình trạng khiếu kiện của bị can, yêu cầu giám định lại của người tham gia tố tụng, cơ quan tố tụng, có khi của chính bị hại. Giám định qua hồ sơ, giám định viên phải căn cứ phần lớn vào hồ sơ y tế. Thế nhưng cán bộ y tế ghi chép vào hồ sơ thường rất chung chung, có khi ghi nhận thương tích sai vị trí, ghi theo lời khai của người bệnh, chưa kể bệnh nhân bằng nhiều thủ đoạn làm sai lệch trong chẩn đoán, ghi nhận các tổn thương không có thành có, từ nhẹ thành nặng. Nếu giám định viên căn cứ vào hồ sơ y tế, thì cái sai của lâm sàng, kéo theo cái sai của giám định, dẫn đến hậu quả là cung cấp chứng cứ không đúng, việc oan sai không thể tránh khỏi.   Hơn nữa, quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tố tụng thường có nội dung yêu cầu: xác định tỷ lệ tổn hại sức khỏe là vĩnh viễn hay tạm thời, xác định cơ chế gây thương tích, xác định vật gây thương tích. Do đó, không thể căn cứ vào hồ sơ cách đây hàng tháng, hàng năm, có vụ nhiều năm để đưa ra kết luận được. Giám định viên chỉ kết luận những gì họ khám giám định thực tế và được sự hỗ trợ cận lâm sàng tại thời điểm giám định. Với những lý do trên, Bộ Y tế không thể cho phép các đơn vị giám định pháp y tiến hành giám định thương tích (giám định tỷ lệ thương tật của cơ thể) qua hồ sơ, mà bắt buộc có mặt của người được đề nghị khám giám định (người bị hại). Đối chiếu qui định trên, nếu xử lý đối tượng Khương về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì phải có sự hợp tác của bị hại đề nghị xử lý đối tượng và bị hại phải đồng ý khám trưng cầu giám định tỷ lệ thương tích dù cho không thuộc qui định khởi tố theo yêu cầu của bị hại được qui định tại điều 105 BLTTHS mới có thể xử lý theo qui định tại điều 104 BLHS.

Theo Vnmedia.vn