Tư duy gây áp lực trong định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ
Khi trở thành vị thành niên, việc lựa chọn nghề nghiệp có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như lợi ích liên quan đến nghề nghiệp, vai trò của nó trong xã hội, gia đình, bạn bè, giáo viên...
Từ trước đến nay, ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, việc áp đặt con cái chọn nghề trong tương lai nhằm “thực hiện ước mơ” cho bố mẹ trở thành một tư duy của bao thế hệ. Họ mong muốn con cái lớn lên phải trở thành “ông này bà nọ” rồi vô hình chung ép buộc con trẻ phải học tập với cường độ cao theo định hướng nghề nghiệp của mình. Thế hệ gen Z (sinh năm 1997-2012) phải gánh trên vai nhiều áp lực từ nội tại gồm áp lực thành công và bên ngoài với sự kỳ vọng của gia đình, xã hội và bản thân, nhất là học sinh cấp 3 trong đoạn chuyển giao quan trọng - bước vào đại học.
Học sinh tại Everest được học tập trong môi trường năng động.
Ngoài những áp lực kể trên, rất nhiều bạn nhỏ thuộc gen Z còn đối mặt với peer pressure (áp lực đồng trang lứa). Điều này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau nhưng độ tuổi thanh thiếu niên được xem là đối tượng dễ bị tác động nhất. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc tư duy và nhân cách vẫn trong giai đoạn phát triển, từ những chuẩn mực xã hội hay khao khát hòa nhập và được công nhận.
Đặt vào trường hợp chọn ngành, nghề học, áp lực này có thể khiến nhiều học sinh trăn trở. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh chưa xác định được khả năng lợi thế của bản thân, chưa khám phá được đam mê, sở thích đối với một ngành học hay một nghề nghiệp cụ thể, chưa tự đánh giá đúng năng lực học tập. Các em chỉ đang dừng lại ở việc tập trung học tập thật tốt mà chưa tạo cho mình động cơ học tập tích cực và còn quá phụ thuộc, ỷ lại vào định hướng của gia đình hoặc chịu sự áp đặt của gia đình khi lựa chọn nghề nghiệp.
Các hoạt động thể chất tại Everest được sắp xếp song hành cùng trường trình học.
Một thực tế đáng buồn là nhiều học sinh càng học giỏi, học khá lại càng chịu nhiều áp lực trước kỳ thi vì sự kỳ vọng, niềm tin quá lớn của gia đình và bản thân các em khi lựa chọn ngành học tại những trường ĐH có điểm chuẩn cao. Những học sinh có lực học trung bình khá lựa chọn những ngành học, trường học được cho là an toàn như các khoa tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh, kỹ thuật,… chủ yếu chọn theo phong trào cùng bạn bè và nghĩ rằng đây là những ngành học xong có thể làm được nhiều công việc khác nhau.
Xác định rõ mục tiêu cuộc sống để chọn nghề phù hợp sau THPT
Trong thời đại biến chuyển nhanh chóng như hiện nay, mỗi năm đều có rất nhiều ngành nghề mới được tạo ra, và cũng có rất nhiều ngành nghề cũ bị biến mất hoặc mai một đi. Nếu quá phụ thuộc vào một ngành nghề nhất định thì con người sẽ rất bị động. Trong khi đó, mục tiêu của lao động là để cải thiện cuộc sống và có rất nhiều ngành nghề có thể mang lại giá trị đó nếu chúng ta chịu thích nghi và cố gắng.
Nếu xác định rõ mục tiêu cuộc sống là sống hạnh phúc, khỏe mạnh thì hãy bắt đầu từ bước xác định khả năng, sở thích và mục tiêu sống của chính mình trên hành trình định hướng nghề nghiệp.
Các bạn trẻ đang đi tìm lời giải cho các câu hỏi: làm sao để xác định được bản thân muốn gì; sở thích, thế mạnh của mình là gì; ngành học trong tương lai mình lựa chọn có phù hợp với mình không; ngành nghề này có tiềm năng phát triển trong tương lai hay không; ngôi trường nào tốt và có thể đáp ứng được kỳ vọng và mong muốn của mình...? Hãy đến Everest để tìm lời giải đáp.
Tại Everest học sinh được học tập, phát triển toàn diện theo từng thế mạnh.
Everest xây dựng chương trình hoạt động để học sinh vững kiến thức nền tảng, thành thạo công nghệ, biết sử dụng ngoại ngữ và làm chủ tư duy để tìm ra được định hướng phù hợp nhất với thế mạnh của bản thân.
Nhà trường chuẩn bị những điều kiện thuận lợi giúp các em học sinh đáp ứng được mục tiêu trở thành công dân toàn cầu thế kỷ XXI, có thể sinh sống và làm việc tại nhiều nơi trên thế giới với tư duy và tầm nhìn mở rộng, từ đó xây dựng một cuộc sống tự chủ và hạnh phúc trong tương lai
Các chương trình học của THPT Everest đã được thiết kế để chuẩn bị cho 3 phương án đầu ra sau lớp 12: học đại học, đi du học, hoặc đi thẳng vào đào tạo chuyên nghiệp (kinh doanh, kỹ thuật, dịch vụ).
Nhà trường tin rằng, việc đưa ra định hướng về ngành nghề cho một cá nhân yêu cầu sự am hiểu không chỉ về thế mạnh và điểm yếu của học sinh, mà còn phụ thuộc vào yếu tố xung quanh như định hướng của gia đình và thực tế thị trường tại từng thời điểm. Nếu làm không đúng và sâu sắc, sẽ biến “định hướng” thành định kiến – dẫn đến việc học sinh lãng phí thời gian trong tương lai.
Thay vì “định hướng nghề nghiệp”, THPT Everest sẽ tập trung vào việc trang bị các kỹ năng làm việc ví dụ như: thiết kế, làm đồ da làm đồ da, thiết kế thời trang, nấu ăn.. để dù học sinh có chọn hướng đi nào cũng có thể sử dụng trong cuộc sống và công việc.
Những bạn chọn học đại học có thể đi làm thêm để lấy kinh nghiệm, những học sinh du học có thể tự chăm sóc bản thân và những bạn tiếp cận công việc ngay cũng sẽ phát huy được giá trị từ sớm trong tổ chức.
Giới thiệu về THPT Everest: Trường THPT Everest nằm tại Cơ sở 1 của Hệ thống Giáo dục Everest - từ mầm non đến THPT - được thành lập năm 2016 với 3 cơ sở tổng diện tích 30.000 m2 trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
HỆ THỐNG GIÁO DỤC EVEREST Địa chỉ: CS Mầm non: Ô NT khu ĐTM Nghĩa Đô, 106 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội CS Liên cấp-1: Lô TH1-TH2 khu ĐTM Nghĩa Đô, 106 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội CS Liên cấp-2 (Coming soon): Lô TH1 KĐT Nam Cường, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 08 1234 3232 / 08 1234 3030 Website: www.everestschool.edu.vn Email: info@everestschool.edu.vn tuyensinh@everestschool.edu.vn https://www.facebook.com/staminapoolgym |