Thủ đô Belgrade của Serbia cũng nằm trong khu vực quan sát được trọn vẹn Nguyệt thực toàn phần. Theo tính toán của các nhà Thiên văn học, phải đến năm 2018, Trái đất mới được chứng kiến điều kỳ diệu này một lần nữa.
Bức ảnh này được chụp ở Lucknow, Ấn Độ, vào thời điểm Mặt trăng bắt đầu đi vào phần tối của Trái đất. Được biết, vị trí tốt nhất để xem Nguyệt thực toàn phần là Đông Phi, Trung Đông, Trung Á và phía Tây Australia.
Hình ảnh Mặt trăng đỏ phía trên cây cầu bắc qua sông Dnieper ở Ukraine. Mặt trăng chuyển thành màu đỏ khi nằm trọn trong phần bóng tối của Trái đất.
Cận cảnh Nguyệt thực toàn phần tại Islamabad, Pakistan. Thời gian Mặt trăng đỏ kéo dài tới 100 phút.
Lâu đài Egg ở Italia, một nơi đầy thơ mộng để ngắm Nguyệt thực toàn phần. Để hưởng ứng sự kiện này, Youtube còn truyền hình trực tiếp suốt hơn 5 tiếng đồng hồ để giúp những ai không có điều kiện ngắm trực tiếp có thể chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của vũ trụ.
Nguyệt thực ở Brussels, Bỉ.
Thành phố Frankfurt, Đức.
Trung tâm thành phố Brasilia, Brazil.
Nicosia, Đảo Síp.
Tượng đài Vittoriano tại Rome, Italy.
Đây là hình ảnh được chụp từ Quảng Bình. Trên đất nước Việt Nam, còn rất nhiều tỉnh thành có cơ hội chiêm ngưỡng Nguyệt thực
Google cũng "nhân cơ hội" cho ra mắt logo Nguyệt thực rất độc đáo vào ngày hôm nay. Chỉ cần di chuyển trỏ chuột theo nút tròn là bạn đã có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực từ đầu cho đến lúc toàn phần.
PL&XH