Huyền Trâm (ngoài cùng bên trái) và các bạn cùng lớp trong một chuyến đi biển.
Huyền Trâm (đeo kính) cùng các bạn gái cùng lớp.
Huyền Trâm nổi bật với áo dài hồng trong lễ ăn hỏi một người bạn.
Cô nữ sinh Huyền Trâm không quên nhí nhảnh, xì tin trong những ngày vất vả ôn thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân.
Bố mất sớm nên với Huyền Trâm mẹ là chỗ dựa tinh thần lớn nhất.
Ảnh cưới vợ chồng Huyền Trâm.
Huyền Trâm tham gia tiết mục Văn nghệ chào mừng ngày truyền thống lực lượng tham mưu. Huyền Trâm công tác tại Phòng Tham mưu Công an tỉnh Hà Tĩnh.
Trong những ngày điều trị bệnh, cô được người thân đặc biệt là chồng yêu thương, chăm sóc. Cô viết thư cho bé Gấu.
Huyền Trâm kiên cường, lạc quan trong những ngày điều trị bệnh tại Bệnh viện K.
Nữ Thiếu úy Cảnh sát Đậu Thị Huyền Trâm ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ.
Huyền Trâm và cháu con anh trai trong lễ sinh nhật của bé.
Huyền Trâm và anh trai
Đậu Thị Huyền Trâm phát hiện đã mắc phải căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối khi mang thai đứa con đầu lòng được 2 tháng. Tế bào ung thư đã ăn tràn toàn thân. Hạch dày đặc quanh cổ, phổi, di căn gan, thậm chí cả tim. Để bảo vệ tính mạng con, chị đã từ chối mọi biện pháp điều trị. Ngày 24-6, ở tuần thai thứ 25, chị nhập viện trong tình trạng hạch dày đặc 2 bên cổ, kích thước 1 cm. Bệnh đã tiến triển rất nặng, hạch to, tràn dịch màng phổi, gây khó thở. Chị được chuyển lên khoa Gây mê Hồi sức và được hỗ trợ thở oxy, dinh dưỡng. Tuy nhiên, đến tuần thai thứ 29, nhận thấy sức chịu đựng của bệnh nhân đã đến giới hạn, có biểu hiện suy hô hấp tăng dần, để lâu sẽ nguy hiểm tính mạng của hai mẹ con, ngày 10-7, các bác sĩ Bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương hỗ trợ mổ lấy thai. Bé trai chào đời nặng 1,2 kg và được chuyển ngay sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương để chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên, sau khi trải qua ca phẫu thuật đặc biệt mổ bắt con, việc kéo dài sự sống cho chị Trâm rất khó khăn. Có một điều an ủi là trước khi mất, Trâm đã được gặp con trai là bé Gấu suốt 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Vào ngày thứ năm tuần trước (ngày 21-7), trước khi em phải truyền hóa chất, các bác sĩ đã cho Trâm sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương bằng xe đẩy để gặp con. Trâm cảm thấy rất hạnh phúc khi được nhìn thấy con trai, nhìn thấy sự hi sinh của mình có kết quả xứng đáng. Sau khi gặp con, tinh thần của Trâm khá lên rất nhiều. Sức khỏe bé Gấu khá hơn rất nhiều, bé đã có thể tự thở được. Em bé là động lực để Trâm cố gắng kéo dài thêm cuộc sống này, để mong được nhìn thấy con khôn lớn. Nhưng, có lẽ Trâm cũng đã mường tượng được những gì em phải đối mặt. Và, điều kỳ diệu đã không xảy ra. |