Tết Hàn thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn thực?
Tết Hàn thực là phong tục cổ truyền của người dân được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. (Ảnh minh họa)
Tại Việt Nam, Tết hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay và khi du nhập vào Việt Nam. Tết hàn thực của người Việt mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất. Đây được xem là một ngày lễ mang nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử và đạo đức sâu sắc. Là một nét đẹp văn hóa truyền thống cần được gìn giữ và phát huy trong đời sống xã hội hiện đại.
Bên cạnh đó, bánh trôi, bánh chay là món ăn đặc trưng của người Việt Nam ta vào mỗi dịp Tết Hàn thực, cũng từ đó bánh trôi còn được biết đến với cái tên "bánh Hàn thực".
Nguồn gốc của Tết Hàn Thực
Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ thời Xuân Thu (770 - 221) ở Trung Quốc. Lúc đó, vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn lạc phải sống lưu vong lúc ở nước Sở, lúc lại ở nước Tề. Sau đó, ông gặp được Giới Từ Thôi và được ông ấy hết mực phò trợ, kể cả lúc cạn kiệt lương thực ông còn lén cắt thịt mình dâng cho vua. Khi biết được việc, vua Tấn rất mực cảm kích ông.
Tuy nhiên, khi đoạt lại được ngôi vương, vua Tấn lại quên mất công lao của Giới Từ Thôi, nhưng ông cũng không oán giận, và rồi ông cùng mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn. Thời gian sau đó, vua Tấn đến tìm Giới Từ Thôi về lĩnh thưởng, nhưng ông không màng danh vọng, tiền bạc nên đã từ chối lời mời của vua.
Trong giây phút nóng giận khi bị từ chối, vua Tấn đã ra lệnh đốt rừng để nhằm ép ông, thế nhưng hai mẹ con ông Giới Từ Thôi quyết chí bỏ mạng nơi biển lửa đúng vào 3/3 âm lịch. Khi biết chuyện, vua Tấn rất ân hận, liền cho người lập miếu thờ, lệnh chỉ được ăn đồ nguội lạnh nấu sẵn và kiêng dùng lửa trong suốt 3 ngày để bày tỏ nỗi đau và lòng ân hận.
Từ đó, mùng 3/3 âm lịch được dùng để tưởng nhớ Giới Từ Thôi, nhưng ở Việt Nam dịp này dùng để nhớ ơn ông bà tổ tiên và cội nguồn dân tộc.
Tại Việt Nam, thay vì kiêng lửa và chỉ ăn đồ nguội như trong truyền thống Trung Quốc, người Việt thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Tết Hàn thực 3/3 âm lịch có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Các ngày lễ lớn của nước ta được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945).
Theo đó, Tết Hàn thực 3/3 âm lịch không nằm trong danh sách các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
(Ảnh minh họa).
Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong Tết Hàn thực 3/3 âm lịch bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên, hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong Tết Hàn thực 3/3 âm lịch có thể bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan nêu trên.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm cùng một hành vi thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Tag
- Tết Hàn thực