Nằm khuất tại một khu ngoại ô của Jakarta, Galuh là một trung tâm điều trị bệnh thâm thần. Không dễ để tìm thấy nơi này bởi nó nằm ở cuối một con đường lầy lội, phía sau các túp lều và một chuồng ngựa. Khi đi vào bên trong, người ta có cảm giác như đã bước trở lại thời trung cổ và sau lưng họ là Indonesia hiện đại.
Mặc dù Indonesia đã có quy định cấm xiềng xích người bị tâm thần từ năm 1979, nhưng hiện trạng này vẫn diễn ra tại ngay cả những trung tâm được chính quyền rót tiền hoạt động.
Những người làm việc ở Galuh nói rằng bất kỳ thời điểm nào trong ngày, luôn có khoảng 10% trong số 280 bệnh nhân tâm thần ở nơi đây bị xích lại Tuy nhiên những sợi xích là "để bảo vệ họ".
Do điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều người dân vẫn lựa chọn phương pháp chữa bệnh cổ truyền bằng các loại thuốc lá, xiềng xích và chữa bệnh bằng niềm tin. Các bác sĩ tại đây cho biết họ thường thua cuộc các thầy phù thủy, thầy pháp trong việc tiếp cận người bị bệnh tâm thần.
Nhiếp ảnh gia Andrea Star Reese đến từ New York, Mỹ đã dành 2 năm để ghi lại hình ảnh chân thực nhất về thực trạng chữa bệnh lạc hậu của các bệnh nhân tâm thần hay mắc chứng rối loạn thần kinh ở Indonesia.
Chúng tôi xin gửi tới độc giả hình ảnh những bệnh nhân tâm thần đáng thương bị "xiềng xích" tại Indonesia:
Trung tâm điều trị bệnh tâm thần Galuh nằm ở khu ngoại ô Jakarta, Indonesia. Đến với khu trung tâm này, các bệnh nhân sẽ trải qua phương pháp điều trị khắc nghiệt với xiềng xích. Hình ảnh các bệnh nhân gầy còm, chia nhau chỗ ăn ngủ.
Evi đã sống tại Trung tâm Galuh hơn 2 năm nay. Cô bé mắc chứng ảo giác khi mới 15 tuổi. Do gia đình nghèo khó nên gia đình Evi chỉ có thể nhờ các thầy pháp y chữa bệnh cho em.
Agus, Liana và Jarmoko sống trong các phòng giam ở Trung Tâm chữa trị Jasono. Ông Jasono chủ nhân của trung tâm chữa bệnh này cho biết ông đã tìm ra được phương pháp chữa bệnh cho các bệnh nhân mắc chứng tâm thần. Hàng ngày, ông thường phun nước lên người bệnh nhân và đưa cho họ những bát thuốc thảo dược.
Trung tâm Metal cung cấp nơi ở cho những phụ nữ bệnh tật, những phụ nữ có vấn đề thần kinh và những người không chồng. Tại đây, nhiều phụ nữ để lại con cái và ra đi, tuy nhiên, các bé vẫn được chăm sóc. Thông thường, các bé lớn tuổi sẽ chăm sóc các em nhỏ hơn.
Maftukhah bị trầm cảm. Sau khi chồng bỏ cô đi theo người phụ nữ khác, gia đình cô đưa cô tới Yayasin Bina Lestari, một trung tâm chữa bệnh thần kinh.
Không khó để bắt gặp hình ảnh của các em bé trong những trại thần kinh này.
Agus đang hát bên trong căn phòng mình. Agus bị nhốt chặt trong phòng để không thể trốn khỏi trung tâm chữa trị Jasono.
Tại trường nội trú Bina Ahlaq, nhân viên y tế và bảo vệ luôn có mặt 24/7 để xử lý với các tình huống khẩn cấp.
Evi sống trong trung tâm Yayasin Bina Lestari. Tại đây, các phương thuốc hiện đại không có sẵn.
Trung tâm Keris Nangtang được thành lập bởi các nhà hoạt động xã hội. Tại đây, các bệnh nhân sẽ được chữa bệnh bằng các loại thảo dược mà không cần bị xích.
Cha của Anne tin rằng cô không cần ăn nhiều. Gia đình cô luôn tỏ ra khó chịu bởi tình trạng sức khỏe của Anne không hề được cải thiện.
Nurhammed mắc chứng rối loạn lưỡng cực và đã được chữa trị thành công. Ông cho biết tình trạng sức khỏe của ông đã được cải thiện đáng kể.
Pondok Pesantren Bina Ahlaq được coi là trường nội trú chữa bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh tâm thần. Các bệnh nhân phải trả một mức phí để được điều trị tại đây.
Gede bị xích vào cột nhà tại khu vực hẻo lánh của Bali.
Mustofa, trợ lý duy nhất tại Trung tâm Kyai Syamsul đang tắm cho 1 bệnh nhân 25 tuổi.
Didin, 25 tuổi, đang được chữa bệnh theo phương pháp bùa chú. Các phương pháp chữa trị này rất phổ biến tại Indonesia.
Muhammad Ikromudin, 25 tuổi, đang dùng năng lực siêu nhiên để chữa bệnh.
Namiratus, cô bé 9 tuổi, con gái của 1 vị thầy pháp rất thích chơi và chăm sóc cho những người mắc bệnh thần kinh bị nhốt trong nhà cô bé.
Khu nhà dành cho bệnh nhân tâm thần ở Bina Ahlaq. Hiện tại, có tới 200 bệnh nhân mắc bệnh thần kinh tập trung sinh sống ở đây. Các phương thuốc thảo dược là bài thuốc chính được sử dụng cho bệnh nhân.
4 năm trước, Elis, 24 tuổi. Cô được gia đình đưa tới Salafiyah Al-Bajgur, một ngôi trường nội trú ở Madura, phía Đông Java. Biệt lập trong căn phòng trống, cô không được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài. Năm ngoái, cha mẹ đồng loạt qua đời để lại cô một mình trong ngôi trường nội trú cô đơn.
Bà Ibu Maliah đang nấu ăn cho 280 người mắc bệnh thần kinh tại 1 cơ sở chữa bệnh gia đình.
Tại Galuh, nhiều bệnh nhân cùng sống chung trong một phòng lớn, và không được tự do ra phòng vệ sinh bên ngoài.
Meta nhận đồ ăn. Trong suốt 8 năm nay, Meta không hề có không gian riêng tư bởi cô sống cùng mọi người trong chiếc lồng sắt chật hẹp này.
Theo Depplus.vn