TIN TỨC » Dòng sự kiện

Xử vụ TMV Cát Tường: Trả hồ sơ, điều tra lại từ đầu

Thứ hai, 14/04/2014 09:39

Hôm nay (14/4), Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Thẩm mỹ viện Cát tường làm chết khách hàng rồi phi tang thi thể.

10h46

Tòa nhận thấy có một số tình tiết trong hồ sơ vụ án chưa được làm rõ, nên quyết định trả hồ sơ về cho cơ quan công an điều tra lại từ đầu. Phiên tòa kết thúc.

10h30

Tòa dừng hội ý.

10h15

 Đại diện viện kiểm sát bị cáo Nguyễn Mạnh Tường hỏi về quá trình phi tang thi thể chị Huyền.

Tường nhớ rõ, chị Huyền mặc quần hoa đen, áo trắng được Tường đặt sau xe ô tô. Đến Bệnh viện Bưu điện, Tường thấy đông người nên sợ không dám đưa xác chị Huyền vào.

Tường cũng nhắc đến việc nghe theo lời Khánh đem xác chị Huyền vứt xuống sông giống như cáo trạng đã nêu.

VKS hỏi, bị cáo có tuổi đời lớn hơn, kinh nghiệm nhiều hơn, sao lại nghe theo lời của Khánh được? Tường nói rằng, lúc đó hoảng loạn, ai bàn gì cũng nghe.

Sau đó, Tòa đề nghị Bùi Thị Hoa (nhân viên Thẩm mỹ viện Cát Tường) kể lại sự việc. Bùi Thị Hoa ấp úng, không trả lời được.

10h00

Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường vẫn điềm tĩnh trả lời khá rành rọt các câu hỏi của tòa.

Tường Khai, sau cuộc phẫu thuật dài khoảng 4 tiếng, chị Huyền co giật. Tường tiêm cho chị Huyền một loại thuốc an thần, rồi đi lễ chùa. Đi được khoảng 10 phút thì Tường gọi điện cho y tá Vân, bảo mua thuốc chữa động kinh nhưng không mua được. Lúc này, Tường vẫn lễ chùa quán sứ. Sau đó, nhân viên vẫn báo tin chị Huyền co giật, sùi bọt mép.

Tường chỉ đạo tiêm thuốc trợ tim, thuốc chống dị ứng, truyền nước muối sinh lý, thở ô xy. Và bị cáo quay về, gọi cho bác sỹ Thành (bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai - PV), rồi bảo nhân viên gọi taxi đưa đi cấp cứu. Lúc này, các chỉ số tim mạch đã không đo được nữa. Khi Tường về đến Thẩm mỹ viện, bác sỹ Thành đã có mặt ở đó. Sau đó, Tường khám và làm một số thủ thuật, tiếp tục tiêm thuốc trợ tim trực tiếp vào tim chị Huyền.

Tòa hỏi: Lúc bị cáo về Thẩm mỹ viện, nạn nhân đã ngừng hoạt động tim mạch, tức đã chết rồi đúng không? Tường thừa nhận.

Vậy bị cáo đã làm gì với thi thể chị Huyền tận 2-3 tiếng đồng hồ trong phòng?, Tòa hỏi. Tường trả lời: Lúc đó bị cáo hoảng loạn, chỉ nghĩ cố tìm cách cứu sống chị Huyền.

Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường điềm tĩnh, trả lời các câu hỏi của tòa

9h50

Tòa yêu cầu Tường mô tả lại quá trình phẫu thuật cho chị Huyền. Bị cáo mô tả: Chích 2 lỗ nhỏ ở ngực và đưa ống gây tê vào. Tường kể về một loạt loại thuốc và chuyên môn ngành y.

Tòa hỏi, những việc làm đó dưa theo quy trình nào? Tường trả lời là làm theo những điều được học từ khi học về phẫu thuật chỉnh hình. Tường khai rằng, tiêm thuốc gây tê rất lâu, phải tiêm từng tý một, tý một, từng phần một, bằng kim dài, mất khoảng tiếng rưỡi, 2 tiếng. Sau đó mới hút mỡ.

Tòa hỏi như vậy là bị cáo không thực sự nắm rõ quy trình đúng không? Tường thừa nhận chưa nắm rõ quy trình.

Vậy bị cáo không hiểu tại sao vẫn làm?, Tòa hỏi. Tường cúi đầu im lặng.

Tòa đọc một đoạn quy định sử dụng thuốc trong phẫu thuật thẩm mỹ. Và hỏi, tại sao lại có 2 loại thuốc không có trong quy định. Tường nói rằng, làm vậy là do những kinh nghiệm được học chứ không phải tự ý đưa vào cuộc phẫu thuật.

Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường vẫn điềm tĩnh trả lời khá rành rọt các câu hỏi của tòa.

Tường Khai, sau cuộc phẫu thuật dài khoảng 4 tiếng, chị Huyền co giật. Tường tiêm cho chị Huyền một loại thuốc an thần, rồi đi lễ chùa. Đi được khoảng 10 phút thì Tường gọi điện cho y tá Vân, bảo mua thuốc chữa động kinh nhưng không mua được. Lúc này, Tường vẫn lễ chùa quán sứ. Sau đó, nhân viên vẫn báo tin chị Huyền co giật, sùi bọt mép.

Tường chỉ đạo tiêm thuốc trợ tim, thuốc chống dị ứng, truyền nước muối sinh lý, thở ô xy. Và bị cáo quay về, gọi cho bác sỹ Thành (bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai - PV), rồi bảo nhân viên gọi taxi đưa đi cấp cứu. Lúc này, các chỉ số tim mạch đã không đo được nữa. Khi Tường về đến Thẩm mỹ viện, bác sỹ Thành đã có mặt ở đó. Sau đó, Tường khám và làm một số thủ thuật, tiếp tục tiêm thuốc trợ tim trực tiếp vào tim chị Huyền.

9h30

Đại diện VKS đọc xong cáo trạng, tòa chuyển sang phần xét hỏi.

Tòa hỏi bị cáo Nguyễn Mạnh Tường có biết các điều kiện để mở trung tâm thẩm mỹ. Bị cáo Tường nói khá rành rọt rằng, bị cáo biết và nghĩ rằng đã đủ giấy tờ thủ tục cần thiết. Nguyễn Mạnh Tường không biết mình còn thiếu giấy phép phẫu thuật thẩm mỹ. Nguyễn Mạnh Tường mở thẩm mỹ viện là do hợp tác với một người bạn tên Mai (từng học Đại học Công đoàn). Chị Mai đảm nhiệm công việc tư vấn cho khách hàng. Còn về chuyên môn, bị cáo hoàn toàn quyết định.

Tòa tiếp tục hỏi, bị cáo có biết những quy định pháp luật, văn bản về việc thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ không? Tường trả lời: Bị cáo có đọc qua nhưng chưa biết rõ. Tòa hỏi, không biết sao vẫn làm? Tường nói nghĩ rằng, phẫu thuật thẩm mỹ chỉ là những ca phẫu thuật đơn giản.

Bị cáo có biết quy trình phẫu thuật thẩm mỹ? Tòa đặt câu hỏi. Bị cáo Tường trả lời: Phải xét nghiệm, thử các phản ứng thuốc xem có đủ điều kiện làm phẫu thuật không, "cơ bản là như vậy".

Bị cáo có khám, kiểm ta trước khi phẫu thuật cho chị Huyền không? Tòa hỏi. Bị cáo Tường trả lời là có. Nhưng tòa cho biết, lời khai của các người liên quan không thể hiện điều đó.

9h20

VKS cho rằng, Nguyễn Thị Hằng (vợ Tường, là người ngồi trên xe ô tô) biết việc Tường và Khánh mang thi thể chị Huyền vứt xuống sông. Hằng nhiều lần can ngăn Tường và Khánh nhưng không được. Hành vi của Hằng không có dấu hiệu phạm tội "Không tố giác tội phạm". Cơ quan điều tra không đề cập xử lý là có căn cứ. Theo Bộ luật Hình sự, người nào che giấu hoặc không tố giác hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thì không bị coi là phạm tội.

Một số nhân viên Thẩm mỹ viện Cát Tường phụ giúp Tường phẫu thuật, gây nên cái chết của chị Huyền. Nhưng Tường bị tuy tố tội "Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" là loại tội phạm thực hiện với lỗi vô ý nên không có căn cứ xử lý đồng phạm. Các nhân viên Thẩm mỹ viện có hành vi che giấu và không tố giác tội phạm. Nhưng tội "Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" là loại tội phạm mà người che giấu, không tố giác đều không bị truy cứu hình sự. Cơ quan điều tra cũng không có căn cứ xử lý.Ông Nguyễn Quang Thành, bác sĩ khoa Ngoại - Bệnh viện Bạch Mai biết Tường phạm tội nhưng không tố cáo. Hành vi này cũng không cấu thành tội.

9h00

Đại diện VKSND Hà Nội đọc bản cáo trạng.

Theo đó, bị cáo Nguyễn Mạnh Tường bị truy tố về tội "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" và "Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác". Còn bị cáo Đào Quang Khánh bị buộc hai tội "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" và "Trộm cắp tài sản".

8h55

Hôm nay, Tường và Khánh đến phiên tòa với vẻ mặt lạnh lùng, không biểu lộ nhiều cảm xúc. Cả 2 bị cáo đều có vẻ béo hơn so với ngày mới bị bắt.

8h45

Thư ký tòa điểm danh những người có mặt. Tất cả những người có trách nhiệm nghĩa vụ liên quan đều đã có mặt.

Phiên tòa hôm nay thu hút sự quan tâm của rất nhiều cơ quan đài báo. Vì thế, TAND Hà Nội yêu cầu tất cả phóng viên tập trung tại một phòng theo dõi qua màn hình ti vi.

Rất đông người dân đến theo dõi phiên tòa

Phóng viên các báo đài theo dõi phiên tòa qua màn hình ti vi

8h40

Phiên tòa chính thức bắt đầu.

Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh tại phiên tòa

8h20

Hai bị cáo đã được đưa vào phòng xử, còn người nhà bị cáo, người nhà nạn nhân và phóng viên vẫn chưa được vào. Được biết, hôm nay, tất cả người nhà nạn nhân sẽ được vào phòng xử để theo dõi phiên tòa.

8h18

Chồng con chị Huyền vẫn đứng ở cổng tòa. Bố mẹ chị Huyền cho biết, hôm nay, đại gia đình cô dì chú bác nội ngoại chị Huyền đều gác việc nhà đến tham dự phiên tòa.

Luật sư Nguyễn Anh Thơm đứng trao đổi với mẹ của Khánh trước khi phiên xử diễn ra

7h30

Mẹ của Đào Quang Khánh cũng đã đến tòa

Gia đình nạn nhân có mặt tại cổng tòa. 2 con của chị Huyền cũng đến tòa, đeo khăn tang và mang di ảnh mẹ.

Bố mẹ đẻ của chị Lê Thị Thanh Huyền

Hai con trai chị Huyền đeo khăn tang, mang di ảnh mẹ đến phiên tòa

Anh Nguyễn Hữu Huy, chồng chị Lê Thị Thanh Huyền

Ông Nguyễn Huy Đức, bố chồng chị Huyền

Từ sáng sớm, dù phiên tòa chưa diễn ra, bị cáo và gia đình nạn nhân chưa đến nhưng lực lượng cảnh sát đã được huy động rất đông đảo để bảo vệ phiên tòa. Phóng viên của hàng chục tờ báo vẫn đứng chờ đợi ngoài cổng, chưa được vào phía trong Tòa án.

Hình ảnh trước khi xét xử vụ thẩm mỹ viện Cát Tường

Lực lượng cảnh sát được huy động để bảo vệ phiên tòa

Hai bị cáo trong vụ án này là Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi, nguyên là bác sỹ khoa Ngoại - Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường) và Đào Quang Khánh (17 tuổi, bảo vệ của Thẩm mỹ viện).

Tường bị xét xử về tội "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" và "Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác". Khánh hầu tòa với cáo buộc về tội "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" và "Trộm cắp tài sản".

Người bảo vệ quyền lợi cho gia đình chị Lê Thị Thanh Huyền (nữ khách hàng xấu số 37 tuổi, ở phố Hàng Thiếc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là luật sư Vũ Gia Trưởng và luật sư Phạm Hương Giang (đều thuộc Văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải, Hà Nội).

Nguyễn Mạnh Tường được luật sư Chu Thị Trang Vân (Văn phòng Luật sư Investlinkco, Hà Nội) bào chữa tại phiên tòa hôm nay. Trong khi đó, Đào Quang Khánh cũng được 2 luật sư bảo vệ quyền lợi là luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Hà Nội) và luật sư Tạ Anh Tuấn (Văn phòng Luật sư Bách Gia Luật và Liên doanh, Hà Nội).

Như đã đưa tin, vụ án bác sĩ TMV Cát Tường làm chết khách hàng rồi phi tang xác xảy ra vào tháng 10 năm 2013.

Trước khi phiên tòa diễn ra, cáo trạng của Viện KSND TP. Hà Nội đã khiến nhiều người bất ngờ. Đó là tình tiết cùng đi trên xe khi ném xác nạn nhân còn có cả vợ Tường - một tình tiết chưa hề được biết đến trước đó. Một bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai cũng đã đến giúp Tường cấp cứu cho chị Huyền nhưng không thành.

Theo cáo trạng, trưa 19/10/2013, chị Lê Thị Thanh Huyền (ở Hoàn Kiếm, HN) đến TMV Cát Tường làm phẫu thuật nâng ngực. Sau khi phẫu thuật xong, Tường để chị Huyền nằm nghỉ rồi cùng bạn đến chùa Quán Sứ đi lễ.

Gần 18h cùng ngày, nhân viên của TMV gọi điện báo cho Tường báo chị Huyền có biểu hiện nguy cấp. Tường gọi điện cho ông Nguyễn Quang Thành, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai (cùng khoa với Tường) đến TMV Cát Tường để cấp cứu chị Huyền. Tường cùng ông Thành cấp cứu cho chị Huyền nhưng không thành công.

Nguyễn Mạnh Tường thực nghiệm dừng lại trên cầu Thanh Trì ném xác bệnh nhân

Khoảng 23h30 cùng ngày, Tường và một số nhân viên đưa thi thể chị Huyền lên xe ô tô đến Bệnh viện Bưu Điện. Khánh cầm túi xách và đi xe máy của chị Huyền theo xe ô tô. Đến cổng Bệnh viện Bưu Điện, Tường thấy có nhiều người nên sợ không dám vào. Khánh nói với Tường, không đưa xác chị Huyền vào bệnh viện nữa mà ném xác xuống sông. Tường đồng ý và lái xe ô tô chở xác chị Huyền, còn Khánh đi xe máy chở Nguyễn Thị Hằng (vợ Tường) theo sau.

Các đối tượng đi theo đường Trần Khát Chân – Kim Ngưu – Lạc Trung – Minh Khai – cầu Vĩnh Tuy đến đường Cổ Linh, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội thì dừng lại. Khánh bỏ xe máy và túi xách của chị Huyền lại vỉa hè rồi cùng Hằng lên ô tô.

Hằng can ngăn Tường không được vứt xác chị Huyền nhưng Tường không nghe. Tường tiếp tục lái xe đi ra quốc lộ 5 lên cầu Thanh Trì. Thấy không có người qua lại, Tường và Khánh khiêng xác chị Huyền thả xuống sông Hồng. Rồi cả 3 cùng đi về nhà.

Theo Khampha.vn