TIN TỨC » Hồ sơ tư liệu

Bí mật lạ lùng trong đời sống tình dục của Thành Cát Tư Hãn

Chủ nhật, 20/07/2014 07:40

Thành Cát Tư Hãn ngoài tài năng quân sự tuyệt vời còn là một bậc thầy trong chuyện giường chiếu. Có những chuyện rất lạ trong đời sống tình yêu và tình dục của ông.

"Nhượng" vợ yêu cho thuộc hạ

Để “rải” đủ cung tần cho mình lẫn các quan lại cận thần, đôi lúc, Thành Cát Tư Hãn hào phóng chọn ra một phi tần trong đám hậu cung tặng cho vị tướng soái có thành tích đặc biệt. Đó cũng là nguyên do khiến nhà chinh phục vĩ đại này đã tự nguyện nhường phi tử Diệc Ba Cáp cho kẻ thuộc hạ Chủ Nhi Xả Ngạt. Nàng ta vốn là con gái của Trát Hiệp Cảm Bất và là cháu của Vương Hãn.

Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn trong chuyện này lại khá lạ lùng. Ấy là bởi, Thành Cát Tư Hãn đã mơ thấy ác mộng khi đang “chung chăn gối” với mỹ nhân. Vừa khéo khi ấy, Chủ Nhi Xả Ngạt lại đang làm nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài.

Thành Cát Tư Hãn bèn nói với Diệc Ba Cáp rằng: “Chẳng phải ta có ý chê nàng không đức hạnh, không nhan sắc, cũng không chê nàng thân thể kém thanh sạch. Ta coi nàng là một trong những hậu phi của mình. Nay, Chủ Nhi Xả Ngạt là một người đã lập nhiều công trạng khi chinh chiến, nên ta đem nàng tặng cho anh ta.”

Ấy là chuyện ít biết lý giải vì sao nhà lãnh đạo nổi tiếng và quan trọng của lịch sử thế giới này lại sẵn sàng trao tặng thiếp yêu của mình cho thuộc hạ.

Thành Cát Tư Hãn - một dũng tướng giỏi chuyện chăn gối

Một dũng tướng - một bậc thầy chuyện chăn gối: 16 triệu hậu duệ rải khắp Á, Âu

Các tài liệu lịch sử còn lại cho đến ngày nay (cả sử Mông Cổ lẫn sử thế giới) đều không chép lại chi tiết việc vị Đại hãn vĩ đại này có cả thảy bao nhiêu người con. Chúng ta chỉ biết rằng, ông có với người vợ cả là bà Bật Tê (con gái của Khả hãn bộ lạc Sung Ri Rát) 9 người con, trong đó có 4 nam và 5 nữ.

Tính từ thời điểm lên ngôi Đại hãn cho tới khi qua đời, ông có 5 bà hậu và khoảng 500 vương phi, cung tần. Nhưng theo tục lệ của người Mông Cổ lúc bấy giờ thì người vợ cả sẽ cho chồng lấy vợ lẽ mà không hề ghen nhưng các bà vợ lẽ đó phải ở dưới quyền kiểm soát của vợ cả. Người vợ cả giữ quyền phân phát chiến lợi phẩm của chồng mang về và con cái của họ sau này sẽ được nối nghiệp cha. Những người con của vợ thứ sẽ không được dự vào hàng quý tộc và tham gia việc đại sự. Họ chỉ sống như những người bình thường khác với những đặc quyền rất ít.

Với vị thế là một thủ lĩnh tối cao của các bộ lạc Mông Cổ, lại thường xuyên thực hiện những cuộc viễn chinh, có thể đoán định rằng, Thành Cát Tư Hãn có vô số con rơi trải khắp từ Á sang Âu.

Kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học quốc tế bao gồm các nhà khoa học Mông Cổ, Pakistan, Uzbekistan, Trung Quốc và Anh công bố năm 2003 thực sự gây chú ý.

Theo đó, 8% nam giới đang sống trên những vùng đất trước kia thuộc đế chế Mông Cổ (tương đương với khoảng 16 triệu người) mang nhiễm sắc thể Y có đặc điểm di truyền giống nhau và có chung nguồn gốc từ một tổ tiên sống cách đây khoảng 1.000 năm, tức là khi đế quốc Mông Cổ bắt đầu bành trướng ra bên ngoài.

Kết quả nghiên cứu khác của các nhà khoa học Nga và Ba Lan công bố năm 2007 cho biết thêm nhiều tình tiết mới. Tỷ lệ mang nhiễm sắc thể Y như trên cao nhất thuộc về người Mông Cổ, chiếm khoảng 35% nam giới. Trong khi đó, ở Nga, những người mang nhiễm sắc thể này chỉ phân bố ở các vùng biên giới tiếp giáp với Mông Cổ, vốn là nơi Thành Cát Tư Hãn từng thực hiện cuộc chiến xâm lược nước Nga.

Từ những sự trùng hợp này, các nhà khoa học cho rằng, có thể 16 triệu người trên đều là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn. Tất nhiên, điều này vẫn chỉ là những đồn đoán mà chưa có chứng minh cụ thể.

Thần dược phòng the của Thành Cát Tư Hãn lại do các nhà sư tinh luyện

Các nhà sử học phương Tây cho rằng, Thành Cát Tư Hãn ngoài tài năng quân sự tuyệt vời còn là một bậc thầy trong chuyện giường chiếu. Truyền thuyết dân gian ở Mông Cổ ngày nay có nhắc tới bài thuốc A-tô-cơ, tương truyền được vị Đại hãn sử dụng nhằm tăng sức chiến đấu trên chiến trường và trong chuyện ái ân.

Thành phần chính bài thuốc này gồm những dược liệu rất quý như: Thiên sơn tuyết liên, tinh hoàn Hải cẩu và máu của một loài chim trĩ không đuôi ở vùng biên thùy Mông Cổ. Bài thuốc được những vị sư người Mông Cổ tinh luyện theo một phương pháp cổ truyền nhất định. Cho tới thời vua Càn Long nhà Thanh, ông vẫn sử dụng loại thuốc này để tăng sức chiến đấu và nó còn được sử dụng lâu dài phục vụ các vị đế vương đời sau. Dưới góc độ khoa học, chúng ta có thể thấy thành phần làm nên thuốc A-tô-cơ đều là những sản phẩm bổ dương.

Những nhà sư Mông Cổ đã khéo léo kết hợp các dược liệu quý này với nhau để tạo nên bài thuốc bất hủ không chỉ giúp cho vị vua của họ dũng mãnh trên chiến trường mà còn trong chuyện chăn gối nữa. Như ta đều biết, năm 65 tuổi, Thành Cát Tư Hãn vẫn còn rong ruổi theo những cuộc viễn chinh, đánh đông, dẹp bắc mà không hề biết mệt mỏi là gì. Bên cạnh tố chất và ý chí của một vị tướng huyền thoại, chắc hẳn ông còn nhờ tới sự giúp đỡ của những bài thuốc quý như A-tô-cơ.

Bản thân vị Đại hãn này rất ý thức trong việc dùng các bài thuốc tăng cường sinh lực này. Ông đã từng cất công mời bằng được Trường Xuân Tử - một ẩn sĩ nổi tiếng theo đạo Lão, lúc bấy giờ ở Trung Quốc, sang tận Mông Cổ dạy mình bài thuốc trường sinh, tăng cường sức khỏe. Chi tiết này chứng tỏ rằng, Thành Cát Tư Hãn rất chú trọng tới sức khỏe và yêu sự sống. Bởi lẽ, cho tới chết, ông vẫn khát khao được đi chinh phục kẻ khác, được thực hiện cái chí mà mình từng nói với các tướng lĩnh là được ôm vợ hoặc con gái kẻ địch vào lòng.

Phunutoday.vn