TIN TỨC » Hồ sơ tư liệu

Các phi tần của Khang Hy đều sống lâu. Tại sao 3 vị Hoàng hậu không sống qua 25 tuổi, hoàng cung nhiều thần y, cớ sao không cứu được?

Thứ năm, 17/03/2022 06:56

Là vị Hoàng đế kiệt xuất nhất trong lịch sử triều đại nhà Thanh, Khang Hy không chỉ có sự nghiệp rực rỡ mà tình duyên của ông cũng khiến hậu thế quan tâm. Ông là vị Hoàng đế có số lượng phi tần hậu cung nhiều nhất trong lịch sử triều Thanh, với hơn 200 cung tần.

Vào thời nhà Thanh, tuổi thọ trung bình của nam giới là 45 tuổi và ở nữ giới là 50 tuổi. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là ba vị Hoàng hậu được ông sắc phong đều qua đời khi còn rất trẻ. Hai người qua đời ở tuổi mới hơn 20, còn một người đang làm Hoàng Quý phi sau khi được phong làm Hoàng hậu chưa đầy vài ngày cũng ra đi.

Tại sao cả ba vị Hoàng hậu của Khang Hi đều không sống qua nổi tuổi thọ trung bình vào thời đại ấy?

Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu

Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu Hách Xá Lý là vị hoàng hậu đầu tiên của Hoàng đế Khang Hy, là cháu gái của đại thần Sách Ni. Vào năm Khang Hy thứ 4, Hách Xá Lý thị được Hiếu Trang thái hậu lựa chọn để mượn sức gia tộc Sách Ni giúp củng cố quyền lực cho Khang Hi.

Bằng cách này, Hách Xá Lý mới 13 tuổi đã trở thành vợ cả của Hoàng đế Khang Hy. Vào năm Khang Hy thứ tám, Hách Xá Lý thị 17 tuổi sinh con cho Khang Hi đứa con trai đầu là Thừa Hỗ. Tuy nói là 17 tuổi nhưng đây chỉ là tuổi mụ, xét đúng ra thì khi đó bà chỉ hơn 15 tuổi một chút và mang thai khi 14 tuổi. Tuy nhiên, khoảng thời gian tốt đẹp không kéo dài. Ba năm sau, Thừa Hỗ, khi đó chưa đầy bốn tuổi, qua đời. Chuyện này đã khiến Hách Xá Lý thị bị đả kích nghiêm trọng.

Vào năm Khang Hy thứ mười ba, Hách Xá Lý thị tiếp tục sinh ra một hoàng tử nữa - chính là Phế thái tử Dận Nhưng nổi tiếng trong lịch sử. Đương lúc Khang Hi vui mừng đón kết tinh tình yêu của mình và Hoàng hậu, ngay sau đó Hách Xá Lý thị qua đời. Theo ghi chép, Hách Xá Lý thị qua đời vì ngôi thai không đúng và xuất huyết.

Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu

Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị là con gái của đại thần Át Tất Long. Cha của bà là một trong bốn đại thần nổi tiếng. Bà nhập cung cùng năm với Hách Xá Lý thị khi chỉ mới xấp xỉ 7 tuổi.

Sau khi Hách Xá Lý chết vì bạo bệnh, Nữu Hỗ Lộc quản lý hậu cung một cách vô tư và giành được sự sủng ái của hoàng tộc nhà Thanh. Năm Khang Hy thứ 16, bà được sắc phong làm Hoàng hậu. Tuy nhiên, bà qua đời vì bạo bệnh chỉ sau nửa năm, khi đó bàmới 25 tuổi. Cái chết của bà khiến Khang Hy cảm thấy rất áy náy.

Nguyên nhân bà qua đời không được ghi chép cụ thể trong lịch sử mà chỉ bâng quơ nhắc sau khi bà ra đi, mọi người trong cung đều rất đau lòng. Hoàng hậu ra đi lúc không con không cái, trước đó cũng không mắc bệnh tật gì, quả là chuyện khiến người ta khó hiểu.

Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu

Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu Đông Giai thị là em họ của Khang Hi. Theo đó, mẹ đẻ của Khang Hi là Hiếu Khang Chương hoàng hậu có hai người anh em ruột là Đông Quốc Duy và Đông Quốc Cương, Đông Giai thị chính là con gái của Đông Quốc Duy.

Sau khi Hách Xá Lý thị và Nữu Hỗ Lộc thị qua đời, Đông Giai thị đảm đương việc hậu cung, được Từ Hi Thái hậu và Hoàng hậu yêu mến. Khang Hy cũng yêu thương cô em họ này nên đã sắc phong bà lên làm Hoàng quý phi.

Năm Khang Hy thứ 22, Đông Giai thị sinh hoàng bát nữ cho Hoàng đế Khang Hy. Tuy nhiên, Công chúa bạc mệnh nên chỉ sống được 24 ngày trước khi qua đời. Cái chết của công chúa nhỏ là một đòn giáng nặng nề đối với Đông Giai.

Vào năm Khang Hy thứ hai mươi tám, Đông Giai thị bỗng lâm bệnh nặng, Khang Hi vội về chăm sóc bà. Sau khi suy ngẫm hồi lâu, ông quyết định phong bà lên làm Hoàng hậu để "xung hỉ", mong Đông Giai thị có thể vượt qua cơn hiểm nghèo.

Thế nhưng trời không chiều lòng người, sau khi nhận sắc phong hoàng hậu chưa đầy 2 ngày, Đông Giai thị qua đời, đoán chừng khi ấy bà khoảng 25-30 tuổi.

Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới