Trong nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình, chúng ta có thể thấy cảnh thái giám mở thánh chỉ của Hoàng thượng, sau đó đọc “Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu chỉ…”. Trong thực tế, điều này thực sự là không đúng.
Thái giám là một chức quan trong cung nhưng xét về bản chất các thái giám thời xưa đa số đều là những người có xuất thân thấp hèn. Những người này vì muốn được ăn no mặc ấm mà chấp nhận vào cung để tịnh thân làm thái giám. Vì vậy, họ không có cơ hội được đi học.
Ngay cả khi vào cung làm việc cho hoàng đế và hậu cung, thái giám cũng không được phép học hành hay can dự vào các chuyện triều chính. Vậy nên, phần lớn thái giám không biết chữ.
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc cổ đại, nhóm hoạn quan hầu hết đều mù chữ nhưng không có nghĩa là tất cả đều mù chữ. Những thái giám được giao nhiệm vụ đọc thánh chỉ thường là những người biết một ít chữ. Những hoạn quan này từng được gia đình cho đi học một thời gian trước khi nhập cung. Vì vậy, họ biết đọc, viết những chữ đơn giản.
Nếu là những mệnh lệnh, ý chỉ của hoàng đế để giải quyết những việc cá nhân thì sẽ lệnh trực tiếp cho những thái giám chứ không qua những thánh chỉ đã được chuẩn bị sẵn. Ngoài ra, do các thái giám đã hầu hạ hoàng đế một thời gian dài, nên sẽ hiểu được rõ được những ý định của hoàng đế. Vì vậy, đôi khi những ý chỉ của Hoàng đế không cần viết quá nhiều nhưng các thái giám không biết chữ vẫn có thể truyền đạt tốt.
Còn đối với những chiếu chỉ để giải quyết sự kiện quan trọng của đất nước thì đều sẽ có các quan đại thần trong triều đảm nhận xử lý và truyền đạt. Do đó, các thái giám sẽ không phải đảm nhận việc đọc những thánh chỉ quá khó hoặc vượt khả năng đọc của họ. Thái giám ở Trung Quốc thời phong kiến chủ yếu đọc những thánh chỉ có nội dung đơn giản như liên quan đến những vấn đề nhỏ trong Hoàng tộc hoặc hậu cung.