Nhắc tới những bộ phim huyền thoại của tuổi thơ chắc chắn không thể bỏ qua "Hoàn Châu cách cách", tác phẩm được chấp bút bởi nữ sĩ Quỳnh Dao. Bên cạnh dàn diễn viên chính thì người mà chắc hẳn nhiều khán giả nhớ rõ nhất chính là Hàm Hương (Hương Phi, Dung Phi - theo các dị bản).
Càn Long cả đời chỉ yêu một người thiếp này, sau khi chết không nỡ rời xa nên đã làm 3 ngôi mộ cho nàng.
Trong "Hoàn Châu cách cách", người phụ nữ xinh đẹp này bị ép buộc vào cung. Với mùi hương cộng với nhan sắc, nàng nhanh chóng khiến bậc Thiên tử phải xiêu lòng. Kỳ thật Hương Phi là một phi tần toàn diện, chẳng những ưa nhìn, nhã nhặn trong chuyện ăn nói, lại có mùi hương trên cơ thể, thật sự hiếm gặp nên Hoàng đế rất thích, liền phân thành thiếp đưa vào hậu cung ngay.
Chỉ một thời gian ngắn sau, cô được phong làm Hương Phi và gần như trở thành vị phi tần độc sủng trong Hậu cung nhà Thanh lúc bấy giờ. Thế nhưng do quá thương nhớ quê hương cùng ý trung nhân, Hương Phi suốt ngày ủ rũ, buồn bã như một con chim thảo nguyên bị vây hãm trong chốn cấm cung.
Tạo hình Hương Phi phiên bản "Diên Hi công lược".
Nàng không buồn ăn uống, không buồn giao tiếp nói chuyện với bất kỳ ai, kể cả khi gặp Càn Long, nàng cũng chẳng thèm hành lễ. Càn Long thấy vậy mà cũng thương nàng hơn, tìm mọi cách để chiều lòng mỹ nhân như xây dựng thánh đường, kiến tạo ốc đảo... nhằm tái hiện lại khung cảnh quê hương để Hương Phi vơi đi u sầu. Đáng tiếc, nàng vẫn không mảy may vui vẻ, bởi vì trong lòng Hương Phi đã có người khác rồi.
Nếu như trong bộ phim truyền hình "Hoàn Châu cách cách", người phụ nữ này cuối cùng đã bỏ trốn với người đàn ông của mình thì ngoài đời thực không như vậy. Sau khi Hương Phi được tiến cung, cô đứng trước mặt hoàng đế dưới danh nghĩa triều cống.
Không biết Hoàng đế dùng những "thủ đoạn" gì nhưng Hương Phi tuyệt nhiên lạnh lùng không thể tiếp cận. Hoàng đế dần dần mất kiên nhẫn với nàng, nhưng trong lòng luôn cảm thấy nữ nhân này rất đặc biệt. Một điều rất dễ nhận thấy của các đấng nam nhi là họ luôn có tâm với những thứ không thể có được, nên ngay cả sau khi Hương Phi chết, Hoàng đế cũng không hạ huyệt ngay.
Ngày 19/4/1788, nàng ra đi đột ngột tại Viên Minh Viên, hưởng dương 55 tuổi. Có lẽ điều hối tiếc nhất của nàng là chưa sinh được con cho Hoàng thượng. Sau khi Hương Phi mất, Càn Long cho người trong cung tưởng nhớ nàng. Ông hạ lệnh đem những vật phẩm đã ban tặng cho Hương Phi trong mấy chục năm tặng lại các công chúa, cách cách, người thân của nàng, các phi tần khác và người hầu.
Hương Phi của "Hoàn Châu cách cách".
Hoàng đế còn lập ba lăng mộ cho Hương Phi, nhưng vẫn miễn cưỡng chưa chịu chôn cất, giữ nàng bên mình cho đến khi băng hà rồi mới chính thức hạ huyệt. Kim quan của Hương Phi tạm thời được quàn tại Tây Hoa Viên nằm phía bắc Sướng Xuân Viên. Ngày 27/4 cùng năm được phụng di từ Tây Hoa Viên đến quàn tại Tấn cung Tịnh An trang, ngoại thành phía bắc Bắc Kinh. Ngày 17/9 cùng năm, Càn Long hạ lệnh cho Hoàng bát tử Nghị Quận Vương Vĩnh Tuyền hộ tống phụng di kim quan của Hương Phi đến Đông lăng. Ngày 25/9, nàng được táng tại Phi Viên tẩm của Dụ lăng.
Có thể nói sự sủng ái mà Càn Long dành cho nàng Hương Phi vô cùng sâu sắc. Một mặt có thể vì chính trị nhưng mặt khác chúng ta cũng không thể phủ nhận được tình cảm chân thành của Hoàng thượng dành cho nàng. Tình cảm đó rất sâu sắc, đặt biệt là sau khi Hương Phi mất, Càn Long vẫn thường xuyên thể hiện tình cảm và sự nhớ nhung với nàng.
Nhưng có một điều khiến người đời thắc mắc, tại sao dù được yêu quý như thế nhưng nàng lại không phải là một trong 5 vị phi tần được hợp táng cùng Càn Long. Nhưng dù thế nào thì trong thế giới của các bậc đế vương, khi người đẹp quá nhiều mà tấm chân tình lại hiếm hoi, thì đây có thể được coi là một kì tích rực rỡ của nàng Hương Phi.