Lịch sử Trung Quốc có tất cả bao nhiêu vị công chúa? Người Trung Quốc xưa có câu “Con vua không sợ không lấy nổi chồng”. Đây chỉ là một câu ví von so sánh, nhưng cũng đủ thấy sự sung sướng của những vị công chúa trong mắt mọi người ngày ấy, và cái “giá” của họ cao thế nào!
Theo các nhà sử gia, Trung Quốc phong kiến có cách gọi “hoàng đế” đầu tiên từ khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, nhưng vẫn chưa có cách gọi “công chúa”, mà vị công chúa đầu tiên chính là Lỗ Nguyên đời Hán. Tính từ Lỗ Nguyên đến vị công chúa cuối cùng là Vinh Thọ Cố Luân đời Thanh, Trung Quốc có tất thảy 887 công chúa.
Việc gả chồng cho những vị công chúa
Xưa, con gái trong khắp trăm họ mà đi lấy chồng thì gọi là “xuất giá”. Xuất có nghĩa là ra, chỉ việc các cô phải rời khỏi nhà cha mẹ đẻ, giá là đi lấy chồng. Nhưng, các nàng công chúa mà đi lấy chồng thì sử cũ đều nhất loạt chép là “hạ giá”. Ở đây hạ có nghĩa là thấp, là nhún nhường. Công chúa là bậc cao sang, nhà chồng của Công chúa chẳng thể nào sánh được với những cung thất nguy nga của Hoàng đế, dòng họ nhà chồng có quyền cao chức trọng đến bao nhiêu cũng chẳng thể bì với ngôi chí tôn của Hoàng đế, cho nên, phải chép là hạ giá để tỏ cái ý Công chúa nhún nhường, hạ mình đi làm dâu người ngoài hoàng cung vậy.
Theo lệ thường tuổi để đi lấy chồng thì “gái thập tam, nam thập lục”. Nhưng cũng có lệ gái hơn hai, trai hơn một. Phần các công chúa định là cứ 16 tuổi thì gả chồng… Phò mã thường được nhà vua chọn ra từ danh sách con trai những vị văn võ trong triều. Thường thì công chúa sẽ chỉ được biết tên phò mã tương lai cho đến tận ngày cưới. Và một khi đã được chọn, phò mã không thể chối từ và Hoàng nữ cũng không thể nại ra bất cứ lý do gì để không lấy.
Về nghi lễ, hôn lễ trong dân gian thường diễn ra theo “lục lễ”: từ Nạp Thái, Vấn sanh, Nạp cát, Nạp lệ, Thỉnh kỳ rồi cuối cùng là Nghinh hôn. Cứ nhân sự phức tạp này lên bốn năm lần may ra hiểu được cái phức tạp của việc gả chồng cho các công chúa, và sự xa xỉ trong việc chi tiêu cho “hỷ sự quốc gia” này cũng là vô kể!
Những vị công chúa “ế”
Có thật là “con vua không sợ không lấy nổi chồng”? Để làm rõ vấn đề này, chúng ta có thể đưa ra những con số thống kê như sau:
Vương triều Tây Hán có 18 vị công chúa, trong có có 1 vị không xuất giá: Dĩnh Ấp công chúa.
Vương Triều Đông Hán có 42 cô và có tận 16 cô không lấy nổi chồng: Nhữ Dương, Dương Địch, Vạn Niên,…
Thời Lưỡng Tấn có 32 công chúa và cũng có đến 12 cô không xuất giá: Tân Phong, Dương Bình, Ai Hiến…
Đời Đường tổng cộng có 221 vị công chúa và 21 công chúa “con nuôi”, trong đó có đến tận 82 cô không xuất giá!
…
Theo tài liệu lịch sử, 2 cách cách nổi tiếng trong phim ảnh: Hạ Tử Vy đứng thứ 2 từ trái sang, Hoàn châu cách cách đứng giữa!
Những cô công chúa “ế” này, nguyên nhân có thể do mất sớm (chủ yếu vào đời Tống, Minh Thanh), còn đa phần là do… không có chàng trai nào chịu nổi! Hầu hết những vị công chúa đã xuất giá đều có cuộc sống rất hạnh phúc, nhưng cũng có những cô kết hôn chưa được bao lâu liền “ly hôn”, ví như Bình Nguyên công chúa (mất năm 552) sau khi lấy chồng được chưa đầy 1 tháng, 2 người đã nói lời tạm biệt. Cũng có những vị công chúa kết hôn đến mấy lần liền, như Hán công chúa ( vương triều Tây Hán) lấy 3 đời chồng, hay Hưng Tín công chúa (con gái của Lý Long Cơ) cũng vậy… Hay ví như câu chuyện của Trường Bình công chúa, mặc dù được lấy Châu Thế Hiển, họ đã yêu nhau từ trước (năm Sùng Trinh, khi cô còn nhỏ), những tưởng họ sẽ có cuộc sống hạnh phúc, tuy nhiên sau khi biết tin người em trai bị giết, chỉ vài tháng sau cô qua đời trong sự giày vò, phẫn uất. Người ta nói rằng, vào thời điểm đó, công chúa đã có mang 5 tháng!
Có thể thấy, thực tế, chuyện tình của các nàng công chúa Trung Hoa xưa không hề lung linh như những câu chuyện trong phim ảnh. Dù là Hoàng tộc và có địa vị đứng trên vạn người, công chúa cũng không thể tự quyết định số phận của mình, đôi khi đây chính là lý do cho những câu chuyện tình bất hạnh hay dở khóc, dở cười!