Nữ nhân này chính là Khiêm phi Lưu thị, ra đời năm Khang Hi thứ 53 (năm 1714), xuất thân không quá nổi bật, phụ thân là quản lĩnh bao y, gia đình nàng nhiều đời là bộc nhân của quý tộc Mãn Thanh. Hơn nữa Lưu thị là người Hán.
Vào thời điểm đó, Lưu thị không có tư cách tham gia tuyển tú chọn phi tần tổ chức 3 năm/lần mà chỉ có thể nhập cung qua cuộc tuyển cung nữ tổ chức mỗi năm 1 lần.
Năm Ung Chính thứ 7 (năm 1729), Lưu Thị lọt vào mắt xanh của Hoàng đế Ung Chính, tuy nhiên vì xuất thân thấp kém nên chỉ được sơ phong Đáp ứng.
Năm Ung Chính thứ 8 (năm 1730), nàng được tấn phong làm Thường tại. Vài tháng sau Lưu thị tiếp tục được tấn phong làm Quý nhân và được Hoàng đế vô cùng sủng ái. Với tốc độ thăng chức như thế, không ít người cho rằng tương lai của Lưu thị sẽ rất rực rỡ.
Không may là Hoàng đế Ung Chính đột ngột bệnh nặng và phải nằm trên giường dưỡng bệnh suốt 1 năm sau đó. Trong thời gian này, Lưu thị không có cơ hội gặp mặt Hoàng đế nên cứ tưởng mình sẽ bị lạnh nhạt. Không ngờ sau khi khỏi bệnh Hoàng đế Ung Chính vẫn rất yêu thương nàng.
Ảnh minh họa.
Đến năm Ung Chính thứ 11 (năm 1733), Lưu thị hạ sinh Hoàng thập tử Hoằng Chiêm. Lúc này Hoàng đế Ung Chính đã 56 tuổi. Quá vui mừng khi đã lớn tuổi vẫn có thể có thêm con trai, Hoàng đế liền sách lập Lưu thị thành Khiêm tần. Điều này ít nhiều thể hiện được ân sủng của Hoàng đế với Lưu thị.
Khi Hoàng tử Hoằng Chiêm được 4 tuổi, Hoàng đế Ung Chính băng hà, Lưu thị mới 21 tuổi đã trở thành góa phụ.
Năm Ung Chính thứ 13 (năm 1735), Hoàng tứ tử Hoằng Lịch kế vị, tức Hoàng đế Càn Long. Tân đế đã hạ lệnh tấn phong Khiêm tần Lưu thị làm Hoàng khảo Nghiêm phi.
Vài năm sau, Hoàng thập tử Hoằng Chiêm được làm con thừa tự cho Quả Nghị Thân vương Dận Lễ (con trai thứ 17 của Hoàng đế Khang Hi), về sau thụy là Quả Cung Quận vương. Hoằng Chiêm mất trước mẹ mình 2 năm.
Từ đó đến lúc mất, Lưu thị chỉ sống cô độc trong cung và qua đời vào năm Càn Long thứ 32, hưởng thọ 54 tuổi và được an táng tại Thanh Thái lăng Phi viên tẩm.