Mineko Iwasaki, sinh tháng 2 năm 1949, tại Masako Tanaka, Nhật Bản. Cô được nhắc tới như một geiko, geisha thành công nhất mọi thời đại. Còn cô nói rằng, mình không phải là một geisha, theo cách mà mọi người vẫn hiểu về geisha một cách tầm thường, như những người phụ nữ chỉ phục tùng đàn ông. Mineko Iwasaki tự hào cho rằng, một geisha, geiko chân chính được trải qua một quá trình đào tạo cao cấp và tốn kém, họ am hiểu nghệ thuật, thấu hiểu lòng người, họ là biểu tượng của nghệ thuật và cái đẹp đương thời ở Nhật Bản! Niềm tự hào đó, nếu như những ai đã từng đọc qua cuốn sách “Hồi ức của một người nghệ sĩ chân chính” của Mineko Iwasaki sẽ nhận thấy rất rõ.
Mineko Iwasaki, sinh tháng 2 năm 1949, tại Masako Tanaka, Nhật Bản. Cô được nhắc tới như một geiko, geisha thành công nhất mọi thời đại.
Mineko Iwasaki tự hào cho rằng, một geisha, geiko như mình được trải qua một quá trình đào tạo cao cấp và tốn kém, họ am hiểu nghệ thuật, thấu hiểu lòng người, họ là biểu tượng của nghệ thuật và cái đẹp đương thời ở Nhật Bản!
Nói thêm về sự khác nhau giữa geisha và geiko: Geisha là những người làm hoạt động giải trí chuyên nghiệp sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có múa và kể chuyện. Ở Việt Nam có những người gọi geisha là những “kỹ nữ”. Tuy nhiên về bản chất, họ hoàn toàn không giống nhau, theo truyền thống, geisha không được liên quan đến những vấn đề tình dục. Thế nào được gọi là một geiko? Geiko là tên gọi của những nàng geisha được đào tạo ở những khu phố hoa ở Tokyo. Ngoài ra, những nàng geiko trẻ học việc được gọi là Maiko.
Người Nhật Bản có câu “Geisha chính là những “công thần” duy tân Minh Trị”, đủ thấy tầm ảnh hưởng của các geisha đối với nền nghệ thuật, văn hóa Nhật Bản lớn từng nào.
Ở Mineko Iwasaki, chúng ta nhìn thấy một người nghệ sĩ, một geisha thành công
Có lẽ, trong thế giới nghệ thuật, không có một người nghệ sĩ nào thành danh mà không phải trả những cái giá rất đắt.
Một người nghệ sĩ dương cầm, muốn trở nên ưu tú, phải từ bỏ tuổi thơ, từ bỏ những thú vui bắt bóng, thả diều với bạn bè cùng trang lứa, để làm bạn với cây đàn.
Một nghệ sĩ múa muốn được đứng trên vũ đài với những tràng pháo tay giòn giã, phải luyện tập không ngừng nghỉ, đôi khi bàn chân đã tê dại cũng không một lời kêu than…
Và Mineko Iwasaki đã làm được điều đó, khi lên 5 tuổi, cô đã xa vòng tay cha mẹ, xa bạn bè, bắt đầu cuộc sống tự lập và vô cùng đơn độc. Cô cũng đến với những vũ điệu từ đó, theo đuổi nghệ thuật dường như đã thiên bẩm trong cô. Ngoài nhan sắc vốn có, có lẽ cô thành công chính bởi sự ham học hỏi, khả năng quan sát, thấu hiểu lòng người và sự điềm đạm, bình thản trong cách sử lý mọi việc. Cô nhanh chóng được mọi người biết đến. Cô đã từng được giao trọng trách tiếp đón nữ hoàng Anh quốc Elizabeth cùng chồng và con trai bà là hoàng tử Charles Philip Arthur George, nhà chính trị gia người Mỹ Gerald Rudolph Ford Jr, cùng rất nhiều vị khách chính trị nước ngoài khác.
Những phẩm chất, đạo đức đáng quý
Đây là bìa đĩa DVD "Hanaikusa" , tuyển tập những câu chuyện của Mineko Iwasaki khi còn làm geisha và geiko, DVD kết thúc bằng một cuộc phòng vấn trực tiếp với bà.
Nếu như đã từng tìm hiểu cuộc đời Mineko Iwasaki, bạn sẽ nhận ra ở con người này, không chỉ là một người phụ nữ thành công đáng ngưỡng mộ, mà ở bà còn có những phẩm chất đẹp đáng để chúng ta học hỏi.
Tự trọng: bà nói rằng đây là điều đầu tiên cha mẹ đã dạy khiến bà khắc cốt ghi tâm. Có một lần bị một người khách sỉ nhục, nói những lời tục tĩu, Mineko Iwasaki bèn cầm dao đưa lại cổ người đó mà nói rằng: Vết thương ngoài da thì dễ lành, nhưng vết thương trong tim thì suốt đời ghi nhớ, những lời ngài nói không đáng chết, nhưng xin ngài hãy ghi nhớ ngày hôm nay. Mineko Iwasaki tôi xin thề, vĩnh viễn sẽ không bao giờ tiếp vị khách này nữa!
Biến thất bại thành động lực: Trong quá trình học vũ đạo, Mineko Iwasaki một lần phạm phải sai lầm nghiêm trọng, bị giáo viên đuổi khỏi trường. Tuy đây chỉ là giải pháp tạm thời của giáo viên, nhưng chính điều này lại trở thành động lực lớn lao cho Mineko Iwasaki. Cô không nản chí, ngày ngày đứng trước gương tập vũ đạo, thậm chí có hôm cô tập đến 3 giờ sáng, khi hai chân đã ê buốt mới thôi.
Tinh thần ham học hỏi: Đến khi đã trở thành một geisha thành công và được mọi người ngưỡng mộ, Mineko Iwasaki vẫn không ngừng học hỏi. Có lần bà đã từng hỏi một nhà vật lý học đạt giải Nobel làm thế nào để đạt được giải thưởng lớn lao như vậy, một câu hỏi không hề liên quan đến lĩnh vực của Mineko Iwasaki và có phần ngây ngô lúc đó, nhưng chính tinh thần hiếu học ấy đã trở thành chìa khóa đưa Mineko Iwasaki tới thành công.
Học cách tự hào: Mineko Iwasaki luôn tôn trọng và tự hào về nghề nghiệp, về những người thầy và bạn bè của mình. Con phố Hoa Liễu là nơi bà đã từng sống hơn 12 năm, bà nói: Mỗi geisha giống như một bông hoa liễu, tự tin khoe sắc theo những cách khác nhau, tao nhã, dẻo dai và kiên cường!
Khi đến tuổi trung niên, bà vẫn giữ được nét đẹp phúc hậu trên gương mặt mình, vẻ đẹp mà mỗi khi nhìn vào người ta vẫn thấy một sự thông thái, điềm đạm và đáng kính trọng!
Năm 29 tuổi, ở độ tuổi mà công việc của cô đang thành công rực rỡ, Mineko Iwasaki đột ngột ngừng công việc trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Cô giải thích rằng, cô cảm thấy bực bội và bất lực trước một số quy tắc hiện tại trong giới geisha, cô hy vọng rằng sự ra đi này của cô sẽ gây nên một cú shock, có thể khiến người ta suy nghĩ và thay đổi những vấn đề này. Năm 1982, Mineko Iwasaki kết hôn cùng một người đàn ông tên Jin'ichirō Satō. Năm 1983, họ sinh một người con đặt tên là Kosuke.