TIN TỨC » Hồ sơ tư liệu

Dương Quý Phi vừa hôi nách vừa bị tiểu đường?

Chủ nhật, 26/01/2014 14:59

Trong cuốn sách 'Kỷ Liên Hải khâm phục Tứ đại mỹ nhân' mà nhà văn Kỷ Liên Hải xuất bản sau những khảo chứng công phu, nàng có một nhược điểm khá nghiêm trọng: cơ thể có mùi hôi khó chịu.

Trong tứ đại mỹ nhân thời cổ của Trung Quốc, Quý phi Dương Ngọc Hoàn, người đàn bà được sủng ái nhất của Đường Minh Hoàng - bố chồng và cũng là chồng nàng, được mệnh danh là người đẹp “tu hoa” (hoa cũng phải thẹn). Tương truyền, nàng đẹp đến nỗi mỗi khi ngắm hoa, những đóa hoa đẹp đẽ cũng phải héo rũ bởi  xấu hổ trước nhan sắc của nàng. Ây vậy mà tấm nhan sắc ấy cũng chẳng phải hoàn hảo. Theo dân gian thì Dương Quý Phi cũng có không ít khuyết điểm. Nỗi khổ nặng mùi của Dương Quý Phi Dương Quý Phi (tên thật Ngọc Hoàn), sống vào thế kỷ thứ 8, năm17 tuổi được gả cho hoàng tử thứ 18 trong số 30 con trai của Đường Minh Hoàng là Thọ vương Lý Mạo. Nhiều sách chép rằng vì Thọ vương còn nhỏ nên suốt 3 năm sau khi thành hôn, giữa vợ chồng họ chưa có chuyện chăn gối. 

Còn ông bố chồng Đường Minh Hoàng trong lúc đang sầu não, khôg thiết gì chính sự vì cái chết của Vũ Huệ phi, người được ông sủng ái nhất, thì bỗng nhìn thấy cô con dâu tuyệt sắc Ngọc Hoàn. Để biến con dâu thành vợ mình, ông sai đưa người đẹp xuất gia làm sãi để trông coi việc thờ cúng Huệ phi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Một khi đã xuất gia, các mối quan hệ thế tục chấm dứt, Ngọc Hoàn không còn là vợ của Lý Mạo hay con dâu của Đường Minh Hoàng nữa. Vì thế, sau đó nhà vua có thể đường hoàng đưa Ngọc Hoàn về cung, phong làm Quý phi.

Dương Quý phi trên phim.

Cả nhà Dương Quý phi cũng nhờ đó được phong quan tước, thậm chí anh họ còn được phong tể tướng, lũng đoạn triều đình, trong khi ông vua già bỏ cả chính sự, chỉ lo hoan lạc. Xảy đến khi viên sủng tướng người Đột Quyết là An Lộc Sơn – người được cho là từng tư thông với Dương Quý phi - tạo phản với lý do trừ bỏ gian thần Dương Quốc Trung (anh họ Quý phi), Đường Minh Hoàng phải rời kinh thành bỏ chạy. Trước sức ép của quân sĩ vốn từ lâu đã căm hờn họ Dương, coi là căn nguyên mối họa của họ, Đường Minh Hoàng phải cho thắt cổ ái phi của mình. Lúc đó nàng 38 tuổi. Các tài liệu để lại cho thấy Dương Quý phi có vẻ đẹp tròn trịa, tròn đầy mà không phì nộn, làn da hồng hào nuột nà, mọi chi tiết trên cơ thể đều hoàn mỹ. Thế nhưng, trong cuốn sách “Kỷ Liên Hải khâm phục Tứ đại mỹ nhân” mà nhà văn Kỷ Liên Hải xuất bản sau những khảo chứng công phu, nàng có một nhược điểm khá nghiêm trọng: cơ thể có mùi hôi khó chịu. Có thể sở thích ăn rất nhiều vải thiều, một loại quả tính nóng, gây toát mồ hôi, cũng góp phần làm nặng thêm bệnh hôi nách của quý phi. Một người phụ nữ dù đẹp đến mấy mà cơ thể không thơm tho thì cũng khó mà gây cảm xúc cho đàn ông, chứ đừng nói là si mê đến như Đường Minh Hoàng. Ông vua này hẳn đã không say đắm Dương Quý phi đến vậy nếu như nàng không có thói quen tắm gội thường xuyên. Với nàng, tắm không chỉ là sự hưởng thụ, mà là điều bắt buộc để giấu đi khuyết điểm. Những bí quyết khử mùi của Dương Quý phi Tắm gội liên tục là phương pháp chính yếu nhất. Dương Quý Phi có những vị thuốc đặc biệt dùng khi tắm để khử mùi cơ thể, giữ sự thơm tho trong thời gian tương đối lâu, trong có lá dâu tằm và lá tầm gai. Các thị nữ của Dương Quý Phi thường các loại lá, thuốc ngâm trong nước rồi lấy nước đó tắm cho nàng. Tắm nước khoáng nóng cũng là một liệu pháp Quý phi ưa thích để chữa mùi  cơ thể. Nàng thường đến  tắm suối nước khoáng nóng ở Ly Sơn, nơi có hành cung Ôn Tuyền dành cho vua chúa, bởi thời đó phong trào tắm nước khoáng nóng rất thịnh hành trong giới quý tộc. Lưu huỳnh và các khoáng chất ở suối này không chỉ giúp cơ thể sảng khoái, khỏe mạnh, tiêu trừ bệnh tật mà còn giúp Dương Quý phi làm đẹp da, giữ được cơ thể thơm tho lâu hơn. Nhà thơ Bạch Cư Dị từng viết về cảnh tắm suối nóng của Dương Quý phi:  Non tơ, có gái họ Dương Phòng khuê chưa kẻ tỏ tường âm hao Của trời bỏ phí được nào? Một mai sớm đã tuyển vào bên vua Một cười trăm đẹp nở đua Sáu cung phấn nhạt, son mờ, kém duyên Xuân hàn, tắm nước ôn tuyền Áo hoa rộn váng mỡ in da ngà Thị tì nâng, lả vóc hoa Móc mưa từ đó chan hòa nguồn ơn… Chuyện tắm táp của người đẹp họ Dương nổi tiếng đến nỗi trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng” của tác giả Tào Tuyết Cần, nhân vật Giả Bảo Ngọc cũng từng làm thơ nhắc đến điều này: “Thái Chân ra tắm làn băng nuột”, Thái Chân chính là đạo hiệu của Dương Quý Phi thời còn xuất gia. Hội họa Trung Quốc thời xưa cũng có nhiều bức vẽ miêu tả cảnh nàng tắm. 

Ở Thiểm Tây có núi Quái Nham chót vót và hiểm hóc, nhưng ở lưng chừng lại có một cái hang rộng và thoáng, đi vào trong có bãi đất rộng đầy kỳ hoa dị thảo, suối nước trong vắt, trên vách núi có hàng chữ lớn: “Dấu tích diễm lệ khi Dương Quý Phi tắm suối” và hàng chục bức vẽ khắc sâu vào đá miêu tả từng bước tắm suối của nàng bên cạnh ông vua già Đường Minh Hoàng. Dưới những bức họa ấy đề ngày vẽ là 25.5 năm Thiên Bảo thứ 10 (năm 752). Tương truyền, mỗi lần đưa Dương Quý Phi lên núi Quái Nham tắm suối cực kỳ tốn kém, nhưng vì lời đồn tắm suối ấy sẽ trẻ đẹp lâu nên nhà vua bắt quan lại địa phương làm cho được con đường lên hang núi trong vòng nửa tháng, tốn kém hàng chục vạn lạng bạc và hàng nghìn mạng người.  Dương Quý phi bị tiểu đường và vô sinh? Không chỉ mắc chứng hôi nách, mỹ nhân “tu hoa” còn được cho là bị bệnh tiểu đường, đông y gọi là tiêu khát, căn bệnh nội tiết thường xuất hiện ở những người thừa cân, ít vận động, ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều rượu, cuộc sống có nhiều stress… Ai cũng biết Dương Quý phi có thân thể đẫy đà, vô cùng nảy nở, rất đẹp theo quan niệm thẩm mỹ của thời Đường nhưng ở thời hiện đại thì sẽ bị xem là béo. Vốn các bậc hậu phi đã sống an nhàn, đi đâu một bước có người khiêng kiệu, chẳng động chân động tay đến việc gì, người béo như Dương Quý phi lại càng lười vận động. Người đẹp lại vô cùng thích ăn vải thiều, loại quả có hàm lượng đường cực lớn. Để chiều theo sở thích này của người đẹp, Đường Minh Hoàng thậm chí còn sai người vận chuyển vải từ phương Nam về tận Tràng An, hàng nghìn con người phải chịu khổ cực, thậm chí mất mạng để có quả ngon cho mỹ nhân.  Dương Quý Phi cũng là người ham rượu và là tay uống rượu có hạng. Chuyện này Nàng thường cùng nhà vua đối ẩm trong những bữa tiệc triền miên. Đường Minh Hoàng còn sai thợ khéo làm riêng một chiếc cốc đặc biệt cho nàng. Người Trung Quốc còn có vở kinh kịch “Quý phi say rượu”, với cảnh Dương mỹ nhân một mình uống rượu tiêu sầu tới mức say mèm vì giận hoàng đế. Dù được sủng ái, sống trong hậu cung hàng nghìn mỹ nữ, bao nhiêu người muốn tiêu diệt mình, Dương Ngọc Hoàn chắc chắn phải chịu stress trường diễn. Điều này cộng với những điều vừa kể là những yếu tố nguy cơ lớn của bệnh tiểu đường. Chuyện Dương Quý phi bị tiểu đường chỉ là giả thiết, nhưng chuyện nàng bị vô sinh thì rất rõ ràng. Cho đến khi bị bức tử ở tuổi 38, nàng chưa một lần sinh nở. Có thể chính thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, tình trạng thừa cân và sự rối loạn nội tiết đã khiến cho người đẹp không thể thụ thai.  Người Trung Quốc xưa thường hay so sánh nàng với một mỹ nhân lừng tiếng của triều Hán là nàng Triệu Phi Yến. Dân gian còn có câu: “Hoàn phì, Yến sấu”, ý chỉ Dương Ngọc Hoàn béo, Triệu Phi Yến gầy. Hai nàng có vẻ ngoài đối lập nhưng đều là người tuyệt sắc làm ngả nghiêng thiên tử, và có một điểm chung nữa là không thể sinh con. Theo y học hiện đại, tình trạng béo phì có thể gây rối loạn kinh nguyệt và nội tiết,  androgen trong máu biến chuyển thành một loại oestrogen đặc biệt có khả năng gây ung thư. Ở phụ nữ béo, trứng rụng thất thường, nguy cơ đa nang buồng trứng (căn bệnh gây vô sinh) cao. Béo cũng gây tăng sinh quá độ nội mạc tử cung, dẫn đến khó sinh nở. Nhưng mặc cho những khiếm khuyết đó, Dương Ngọc Hoàn vẫn khiến quân vương yêu đến mù quáng, bởi nàng vẫn là đại mỹ nhân. Mà thực ra không chỉ nàng, 3 người còn lại trong tứ đại mỹ nhân cũng được cho là có nhược điểm về hình thể. Theo đó, Tây Thi – mỹ nhân trầm ngư – tuy đẹp đến mức khi nàng soi mặt ở suối, cá nhìn thấy bóng nàng phải lặn xuống vì xấu hổ, vẫn có một điểm xấu là đôi chân to. Điêu Thuyền – mỹ nhân bế nguyệt – tuy khiến cho mặt trăng phải ẩn mình vào mây vì tự thấy kém phần tươi sáng nhưng lại mắt bên to bên nhỏ, dĩ nhiên là không quá chênh lệch và có thể giấu đi bằng kỹ thuật điểm trang. Còn Vương Chiêu Quân – mỹ nhân lạc nhạn từng khiến chim trên trời phải sa xuống vì ngẩn ngơ trước nhan sắc nàng – thì có tật vai bên cao bên thấp.  Người phương Đông vẫn nói, đến trời đất còn không hoàn hảo, nói gì đến con người. Mỹ nhân dù có chút khiếm khuyết thì vẫn là mỹ nhân, và sự thực là sắc đẹp của họ vẫn còn được truyền tụng sau hàng nghìn năm.

Theo Tri Thức Thời Đại