Vị hoàng đế trẻ con ăn chơi trác táng
Nhà Minh khoảng giữa thế kỉ 16 dưới sự cai trị của hoàng đế Minh Mục Tông Long Khánh. Châu Dực Quân là con trai thứ ba của Minh Mục Tông. Lên 5 tuổi, Châu Dực Quân đã được lập làm thái tử.
Năm 1572, Minh Mục Tông qua đời. Châu Dực Quân khi đó chưa đầy 10 tuổi được suy tôn làm hoàng đế, lấy niên hiệu là Vạn Lịch, miếu hiệu là Thần Tông.
Sự việc một đứa trẻ con nắm trong tay quyền trị vì thiên hạ khiến cả triều chính lo lắng. Châu Dực Quân từ bé lại đã nổi tiếng ngang ngược, ham chơi và ít biết nghe lời. Tuy nhiên, trước khi qua đời, Minh Mục Tông Long Khánh đã lường trước mọi việc.
Nhà vua kịp giao việc phò tá Vạn Lịch cho một vị quan thanh liệm là Trương Cư Chính. Dưới sự nghiêm khắc của người thầy phò tá, Minh Thần Tông Vạn Lịch phần nào đi vào khuôn phép, tạm thời kiềm chế những thói hư tật xấu của mình.
Mọi công việc triều chính khi Châu Dực Quân mới lên ngôi thực ra đều dưới sự cai quản của Trương Cư Chính.
Trong khoảng 10 năm, vị quan được hoàng đế quá cố tin dùng đã đưa triều đại Vạn Lịch phát triển đến thời kì hưng thịnh.
Kho lương tích trữ đủ dùng trong hơn 10 năm, quốc khố có hơn 400 vạn tiền, quan lại vô dụng được cắt giảm, mặt khác bắt đầu kiểm soát chi phí hoàng thất, bởi vậy đã mang lại nhiều hiệu quả nhất định. Minh Thần Tông ngoan ngoãn nghe lời Trương Cư Chính và phó mặc mọi việc điều hành triều chính trong tay vị quan này.
Mọi việc suy chuyển khi năm 1582, Trương Cư Chính lâm bệnh nặng qua đời. Hoàng đế Vạn Lịch lúc này bước sang tuổi 20 được giao lại toàn bộ quyền lực.
Như con ngựa được tháo cương, hoàng đế Vạn Lịch không còn người theo dõi, kèm cặp đã tái phát thói ngỗ ngược từ thuở nhỏ. Ngay sau khi lên nắm quyền, vị hoàng đế trẻ lập tức thể hiện thói hống hách và tàn bạo. Vì muốn gạt bỏ hoàn toàn những ảnh hưởng của Trương Cư Chính trong quá khứ, Vạn Lịch đã làm điều bất nghĩa khi ra lệnh cho quân lính bắt giết toàn bộ họ hàng, anh em của vị quan này. Sau khi xóa sạch dấu ấn của thời kì mang tên Trương Cư Chính, Minh Thần Tông Vạn Lịch chính thức bắt đầu quãng thời gian cai trị của bản thân mình. Vạn Lịch cho khôi phục những chức quan mà Trương Cư chính đã bãi miễn trước đây. Vua tiếp tục cho trọng dụng hoạn quan để ăn chơi trác táng. Nhà vua mặc sức ăn chơi không sợ một ai. Để chứng tỏ uy quyền, Vạn Lịch tự vạch ra một chế độ sinh hoạt riêng. Bất cứ ai can gián đều bị nhà vua xuống tay khép vào tội chết không khoan nhượng. Bỏ bê triều chính, phó mặc sự sống của dân thường, vị hoàng đế lấy cuộc sống về đêm làm chính. Vạn Lịch thường uống rượu cho đến khi say mềm, sau đó nổi giận lôi đình đánh đập cung nữ. Vì suốt ngày chỉ lo ăn chơi xa xỉ và háo sắc nên sức khỏe của Vạn Lịch ngày một suy nhược. Suốt ngày chỉ tiêu tiền cho hoang phí, quốc khố ngày càng cạn kiệt. Nhà vua chán nản với mọi công việc của một hoàng đế mà chỉ mải ăn chơi, vui thú. Vạn Lịch từ chối tất cả các buổi triều kiến với lí do long thể bất an, thậm chí từ chối cả việc gặp gỡ sứ giả của các nước khác. Không giám can gián, khuyên răn vì lo sợ bị khép vào tội chết, các quan đại thần lần lượt cởi mũ từ quan. Ngay cả khi sự việc trở nên nghiêm trọng, nhà vua cũng không hề động tĩnh. Đôi lúc vì muốn thoái thác mọi công việc, Vạn Lịch chợt nhớ đến Trương Cư Chính. Trong một phút yếu đuối, nhà vua muốn được quay trở lại thời kì có người thầy tận tụy ở bên để gánh vác hộ mình mọi công việc và hóa giải cảm giác cô đơn, trống trải. Tuy nhiên, đó là điều không bao giờ có thể lặp lại. Vạn Lịch càng thêm chán chường và phó mặc mọi sự. Trong lịch sử triều Minh, Chu Dực Quân là vị hoàng đế có thời gian trị vì lâu nhất - 48 năm. Tuy nhiên, phần lớn thời gian trị vị của vị hoàng đế hôn quân là chơi bời, ăn chơi sa đọa. Mối duyên lắt léo với Vương hậu và Vương thị Một trong những việc góp phần làm rõ bộ mặt hôn quân của Vạn Lịch đó là việc quan hệ trác táng với phụ nữ. Năm Vạn Lịch thứ 6, khi hoàng đế tròn 16 tuổi, triều đình đã cử hành hôn lễ giữa Vạn Lịch và tiểu thư họ Vương. Con gái gia đình họ Vương quyền quý là chọn lựa của Lý Thái hậu. Vương hoàng hậu cử chỉ đoan chính, hầu hạ Lý Thái hậu hết mực ân cần, nên được bà vô cùng sủng ái. Tuy nhiên, bản thân Vạn Lịch lại không có tình cảm nhiều với hoàng hậu. Cuộc hôn nhân sắp đặt được tiến hành trong sự miễn cưỡng của vị hoàng đế còn đang ở tuổi ăn chơi. Mặc dù không mặn mà tình cảm vợ chồng nhưng nhà vua vẫn dành cho hoàng hậu một sự kính trọng nhất định vì những đối đãi lễ phép và biết điều của hoàng hậu. Ngoài việc đó ra, Vạn Lịch tìm kiếm thú vui tình ái, xác thịt ở nhiều người phụ nữ khác. Như bất cứ triều đại nào khác, mong muốn của triều Minh sau khi lập hoàng hậu là muốn có một thái tử nối dõi. Tuy nhiên, Vương hoàng hậu lại không thể sinh con. Đó chính là điều khiến cho hoàng đế Vạn Lịch lao vào nhiều mối quan hệ tình ái với nhiều người phụ nữ khác. Trong khi bỏ bê Vương hoàng hậu, Vạn Lịch đã vướng vào mối duyên với một người phụ nữ họ Vương khác. Vào một ngày cuối năm Vạn Lịch thứ 9, theo lệ thường, nhà vua tới cung Từ Ninh thỉnh an Lý Thái hậu. Cung nữ họ Vương nổi tiếng xinh đẹp đang phục vụ trong cung mẫu hậu. Hoàng đế Vạn Lịch nhìn thấy cung nữ họ Vương liền dấy lên những ham muốn thể xác. Không kiềm chế được, ngay trong tối hôm đó, vị hôn quân nổi tiếng ăn chơi sa đọa quyết định lâm hạnh cùng người con gái có địa vị thấp hèn. Vị vua quen thói ăn chơi không hề có tình cảm với Vương thị và cũng không hề nghĩ gì sau khi sự việc xảy ra. Mọi việc chỉ bắt đầu vỡ lở khi Vương thị có thai. Lý thái hậu sau khi điều tra ra tác giả của cái thai không những khép tội với Vương thị mà còn khấp khởi vui mừng, đặc biệt khi biết rằng cái thai của vương thị là một đứa bé trai. Trong khi hoàng cung đang mong mỏi một hoàng tử mà Vương hoàng hậu không thể làm được thì đây được xem là một thông tin tốt lành. Hoàng đế Vạn Lịch ban đầu quanh co chối bỏ buộc Lý thái hậu phải giở sổ ghi chép những hoạt động của nhà vua ra đối chiếu. Cuốn sổ cho thấy rõ đúng ngày ấy, giờ ấy nhà vua đã lâm hạnh cùng cung nữ họ Vương. Cả hoàng cung vui mừng chờ đón thái tử. Lý thái hậu ngay lập tức ban thưởng tiền vàng cho Vương thị. Trong khi đó, nhà vua tỏ rõ sự ăn năn với Vương hoàng hậu. Bản thân Vạn Lịch không có thói quen chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Việc quan hệ với cung nữ họ Vương chẳng qua là một ham muốn nhất thời chứ hoàng đế không hề nghĩ đến hệ quả của nó. Chính vì thế, khi mọi việc trở nên rùm beng, nhà vua phần nào cảm thấy áy náy với Vương hoàng hậu, người mà dù không hết lòng yêu thương nhưng cũng nhận được một sự nể trọng từ nhà vua. Bốn tháng sau, cung nữ họ Vương hạ sinh được một quý tử, đặt tên là Thường Lạc. Vương thị được phong làm Tài Nhân, mấy tháng sau thì được phong làm Cống Phi vào năm Vạn Lịch thứ mười. Con trai của Vạn Lịch hoàng đế và cung nữ họ Vương sau này trở thành người nối dõi ngôi vua khiến vị trí của Vương thị càng trở nên quan trọng. Trong khi đó, Vương hoàng hậu vốn đã phiền muộn về việc không sinh được con nay lại càng trở nên rầu rĩ hơn. Nhà vua Vạn Lịch ngày càng lao vào những cuộc ăn chơi và bỏ bê cả công việc triều chính. Vì cuộc sống hoang dâm vô độ, Minh Thần Tông Vạn Lịch ngã bệnh và chết ở tuổi 56, ở ngôi 48 năm. Con trai Vương thị lúc này lên ngôi, lấy với niên hiệu là Thái Xương. Trước khi đăng quang, Chu Thường Lạc mong muốn được làm một vị minh quân. Tuy nhiên, nối gót vua cha, Chu Thường Lạc lên ngôi và trở thành một ông vua ăn chơi sa đọa. Rất nhiều mỹ nữ được các đại thần mang hiến cho nhà vua hòng mong lấy lòng Chu Thường Lạc. Mặc dù sức khỏe vô cùng yếu đuối, nhưng ông vẫn thu nhận tất và ngày đêm ân ái với họ. Có đêm ông còn mây mưa với nhiều mỹ nữ cùng một lúc. Chu Thường Lạc nổi tiếng là vị vua có thời gian tại vị ngắn nhất trong lịch sử nhà Minh khi nắm ngôi chưa đầy một tháng trong năm 1620. Minh Quang Tông mất sau đúng 29 ngày ở ngôi Hoàng đế.