TIN TỨC » Hồ sơ tư liệu

Hoàng đế vừa băng hà, Thái tử 13 tuổi đã lấy luôn mẹ kế, trong thời loạn lạc lại xuất hiện một vị minh quân thiên cổ

Thứ tư, 07/07/2021 07:01

Ngụy Tấn Nam Bắc Triều là triều đại hỗn loạn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong cục diện hỗn loạn như vậy, có một vị Hoàng đế đã khiến bách tính được sống trong một khoảng thời gian tốt đẹp, được dân yêu dân quý.

Ngụy Tấn Nam Bắc Triều là triều đại hỗn loạn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong cục diện hỗn loạn như vậy, có một vị Hoàng đế đã khiến bách tính được sống trong một khoảng thời gian tốt đẹp, được dân yêu dân quý, đó chính là Bắc Chu Hoàng đế Vũ Văn Ung.

Vũ Văn Ung là một vị quân vương có lòng nhân ái, ông luôn coi việc chăm lo cho cuộc sống của mọi người trong thiên hạ như nhiệm vụ của mình, luôn cầu phúc, ban phúc cho người dân, thực hiện nhân chính, là một vị minh quân hiếm có. Là một vị vua có tư tưởng cởi mở như vậy, ông cũng mong giang sơn của mình có thể được kế truyền mãi mãi về sau. Vì thế về mặt giáo dục, ông đã dành nhiều tâm sức vào người con trai của mình là Thái tử Vũ Văn Uân.

Vũ Văn Ung lo lắng rằng cậu không thể trở thành một vị vua đạt chuẩn, vì thế thường ngày luôn chú trọng việc học hành và quản giáo với con trai mình. Khi Thái tử còn làm chưa tốt điều gì thì sẽ phạt cậu. Cho dù là vào những ngày lạnh giá hay nóng nực, chưa làm xong bài tập thì không được nghỉ ngơi. Dưới sự rèn luyện quá đối nghiêm khắc và có hơi cực đoan của người cha, cùng với đó là sự giáo dục bằng roi vọt đã tạo ra ám ảnh tâm lý cho người con trai, dần khiến tâm lý của cậu trở nên méo mó.

Bình thường thái độ của Vũ Văn Uân đối với tất cả mọi người đều là bộ dạng cung kính, lễ phép, điều này cũng đã khiến Vũ Văn Ung hài lòng. Ông cho rằng phương pháp giáo dục của mình đã có tác dụng. Nhưng chẳng ngờ, bề ngoài Vũ Văn Uân tỏ ra khiêm tốn, lễ phép như vậy nhưng bên trong lại cực kỳ căm hận cha mình.

Năm Thái tử 13 tuổi, phụ thân Vũ Văn Ung đã đột ngột qua đời. Trong thời gian chịu tang khi ấy, phận làm con nối dõi ít nhất cũng phải chịu tang cha 1 tháng. Nhưng hắn lại không hề tuân thủ quy định này. Khi Vũ Văn Ung vẫn còn chưa được an táng xong xuôi thì trong một đêm hắn đã hoàn thành quá trình thăng cấp từ Thái tử lên làm Hoàng đế.

Trong sự chờ đợi mòn mỏi của hắn, cuối cùng hắn cũng chờ đợi ngày cha hắn qua đời. Trong quá trình an táng, các quan đại thần ai nấy đều khó lóc thương tiếc cho vua, còn hắn lại mặt mày dửng dưng, thậm chí còn cười vui sung sướng, chỉ mong chờ tang lễ kết thúc. Sau khi hoàn tất các nghi thức tang lễ, hắn lập tức cởi bỏ bộ hiếu phục, mở tiệc tưng bừng để ăn mừng việc mình trở thành Hoàng đế.

Các quan đại thần vẫn còn chưa nguôi ngoai khỏi nỗi buồn thương tiếc, đâu ngờ rằng sẽ có chuyện như vậy xảy ra. Ai nấy đều kinh ngạc vô cùng. Nhưng họ không hề biết rằng, đây mới chỉ là mở màn. Sau khi Vũ Văn Uân lên ngôi hoàng đế đã thấy mình cực kỳ tài giỏi, vô cùng đắc ý, thường xuyên thể hiện trước mặt các quan trong triều như muốn nói rằng: "Nhìn thấy chưa, ta đã lên làm Hoàng đế rồi đây này".

Các quan đại thần cũng để mặc cho hắn thích làm gì thì làm, cũng không dám phản nghịch lại tên tiểu Hoàng đế này, lo sợ sẽ rước họa vào thân. Có lẽ là do di chứng tâm lý hồi nhỏ đã bị kích động, khi ấy hắn đã làm ra rất nhiều chuyện vô cùng hoang đường, trong đó có một việc chính là lấy mẹ kế của mình làm vợ. Khi ấy trong hậu cung có rất nhiều phi tử trẻ trung xinh đẹp, ai ai cũng đều khuynh quốc khuynh thành và Tôn Phi lại là người nổi bật nhất trong số đó.

Hồi nhỏ, Vũ Văn Uân thường xuyên nhìn thấy họ, hắn đã thèm khát những mỹ nhân này từ lâu. Hoàng đế vừa qua đời, Vũ Văn Uân ngay đêm ấy đã uống rượu, mượn rượu để xông vào tẩm cung của Tôn Phi, cưỡng ép nàng quan hệ với mình, đồng thời còn nạp hết tất cả phi tử vào hậu cung của mình. Hắn còn bỏ ra rất nhiều tiền của để trang trí cung điện, thu thập châu báu. Lạm dụng hình phạt, phái các thân tín đi giám sát cử chỉ lời nói của các quan đại thần, chỉ vậy thôi cũng đủ thấy một vị vua như vậy sao có thể khiến thiên hạ thái bình?

Quả nhiên, người dân chẳng thể sống cuộc sống yên bình, ổn định, lại quay trở lại cuộc sống khốn khó như xưa. Bách tính lầm than, khắp nơi nổi dạnh khởi nghĩa. Vốn dĩ Dương Kiên không hề có ý định mưu phản, vì ông là nhạc phụ của Vũ Văn Ung, hơn nữa cũng rất yêu nước. Sau khi Vũ Văn Uân kế thừa ngai vàng từ cha mình, Dương Kiên cũng vô tình trở thành nhạc phụ của Vũ Văn Uân. Mối quan hệ vốn dĩ đã hỗn loạn, vậy thì cũng chẳng cần nói gì nhiều. Vũ Văn Uân cũng thấy Dương Kiên nắm đại quyền trong tay, muốn diệt trừ ông từ lâu.

Cứ như thế, hắn đã ép Dương Kiên vào đường cùng, ông cũng đã đi tới con đường phản kháng bằng bạo lực để thảo phạt Vũ Văn Uân. Cuối cùng đã đánh bại được Vũ Văn Uân, lập nên nhà Tùy, trở thành một vị minh quân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Vũ Phong (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới