Bị đốt xác, vùi tro xuống bùn sâu
Võ Tắc Thiên sinh ngày 17/2/625, tên thật của bà là Võ Chiếu. Võ Chiếu được đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 637 và là một Tài nhân, tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Thấy tên Võ Chiếu đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mỵ, có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp", và vì vậy còn được người Trung Quốc gọi là Võ Mỵ Nương.
Khi Đường Thái Tông băng hà, theo lệ, những phi tần cung nữ phải chết theo nhà vua. Biết được ngày này sẽ đến với mình nên khi Đường Thái Tông lâm trọng bệnh, sự sống chỉ còn tính từng ngày, Võ Chiếu đã khéo xin được cắt tóc đi tu, tránh lệ bị chết theo vua.
Sau khi Đường Thái Tông băng hà, Võ Tắc Thiên đã bắt đầu cuộc sống cô độc với thân phận ni cô tại ngôi chùa Cảm Nghiệp. Trong những ngày tháng “đen tối” nhất của cuộc đời, trong chính ngôi chùa linh thiêng đó, Võ Tắc Thiên đã gặp một chú tiểu có tên Phùng Tiểu Bảo.
Theo sử sách còn ghi lại, cả Phùng Tiểu Bảo và Võ Tắc Thiên đều là người không muốn xuất gia, nhưng do hoàn cảnh nên cả hai đã gặp nhau tại nơi cửa Phật. Lần đầu tiên hai người gặp nhau khi Võ Tắc Thiên mới 14 tuổi còn Phùng Tiểu Bảo cũng chỉ mới 17. Sự thanh vắng và buồn tẻ trong chùa đã khiến cặp đội này trở nên thân thiết và dính với nhau như hình với bóng, tình cảm ngày càng sâu đậm.
Sau khi Thái Tử Lý Trị lên ngôi Hoàng đế, vì mê sắc đẹp của Mỵ Nương nên vừa mãn tang cha đã đến chùa Cảm Nghiệp tìm người tình cũ. Sau đó Mỵ Nương được hoàn tục, tiến cung, lập làm Chiêu Nghi, hiệu Thần phi. Cuộc ra đi của Võ Tắc Thiên đã khiến cho Phùng Tiểu Bảo cảm thấy hết sức bất ngờ và đau khổ. Để có thể níu kéo được mối tình với người đẹp, mặc dù đã xuất gia nhưng Phùng Tiểu Bảo vẫn thỉnh thoảng lén gặp người cũ.
Cũng có nhiều lời đồn thổi rằng, vì lưu luyến với người tình đã ở bên mình trong những ngày tháng hoạn nạn, Võ Tắc Thiên vẫn qua lại và coi Phùng Tiểu Bảo là người tình tri kỷ khó thay thế. Vì vậy, trong những lần lén lút trốn đi gặp nhau, mặc dù đã là một vị hòa thượng nhưng Phùng Tiểu Bảo vẫn “chung chăn gối” với Võ Tắc Thiên.
Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Võ Tắc Thiên đã yêu cầu Tiểu Bảo hoàn tục. Để có thể qua mặt được nhiều “tai mắt” trong hậu cung và tránh những điều tiếng, Võ Tắc Thiên đã giới thiệu rằng người đàn ông này chính là chú họ của mình, đồng thời thay tên đổi họ cho Phùng Tiểu Bảo thành Hứa Hoài Nghĩa.
Sau khi vào cung, nhận được sự sủng ái quá đặc biệt của Võ Tắc Thiên nên Hứa Hoài Nghĩa đã trở thành một kẻ kiêu ngạo và coi trời bằng vung. Không những thế, hắn còn lợi dụng ân sủng từ Võ Tắc Thiên để mưu lợi cá nhân cho mình. Nhờ tài ăn nói khéo léo cộng với vẻ ngoài bảnh bao công tử, nên sau một vài lần gặp mặt dù đã là người có chồng nhưng Thái Bình công chúa vẫn bị sức quyến hút của Hứa Hoài Nghĩa làm cho mê mẩn. Ngoài ra, hắn còn có một danh sác người tình dày đặc. Sử sách Trung Hoa còn ghi lại, con rơi con vãi của cựu hòa thượng họ Hứa này cũng đã có tới vài chục người.
Biết được thông tin này, Võ Tắc Thiên vô cùng tức giận. Vào một ngày đẹp trời khi Hứa Hoài Nghĩa vẫn đang say sưa giấc nồng bên gái đẹp, quân của Võ hoàng đế đã ập đến và lôi tên này ra pháp trường. Không một lời giải thích, không có sự báo trước từ Võ Tắc Thiên, Hứa Hoài Nghĩa đã bị đánh đến chết bởi một đội quân hùng hậu với gậy sắt trong tay. Không chỉ dừng lại ở đó, xác của Hứa Hoài Nghĩa còn được lệnh đốt thành tro rồi vùi xuống bùn sâu.
Ngự y chết thảm sau một đêm ân ái
Thẩm Nam Liêu là một viên quan ngự y nổi tiếng là ôn hòa, nho nhã, rất hiểu tâm tư, tình cảm của Võ Tắc Thiên, chỉ cần nhìn ánh mắt sắc mặt của hoàng thượng. Không chỉ vậy, hắn còn chữa khỏi bệnh ngứa nan y cho Võ Tắc Thiên nên rất được bà sủng ái.
Đúng lúc Võ Tắc Thiên đã đến tuổi xưa nay hiếm, sức khỏe sa sút, anh ta lại luôn ngày đêm tận tâm chăm sóc và ở bên cạnh hoàng thượng. Dần dần Võ Tắc Thiên rất yêu quý anh ta và cho đãi tẩm (hầu chuyện giường chiếu).
Thẩm Nam Liêu thường xuyên vào cung, bảo sao nghe vậy, xuất thân cũng không phải thấp hèn, đúng ra là đã đủ mọi yếu tố thành nam sủng bậc nhất của hoàng thượng. Nhưng hiềm một nỗi sức khỏe của Thẩm Nam Liêu không tốt, tinh lực không thể sung mãn như trai trẻ nên không thể “thỏa mãn” được nỗi khát khao của Võ Tắc Thiên. Cuối cùng vào một đêm đẹp trời, người có y pháp giỏi từng chữa khỏi chứng ngứa nan y cho Võ hậu nhưng không thể tự chữa nổi mệnh mạch của chính mình, hứng chịu cái chết bất đắc kỳ tử.
Chết không toàn thây
Võ Tắc Thiên sống cảnh cô đơn lẻ bóng nơi hậu cung khiến Thái Bình công chúa lo lắng không yên. Đến năm 697, Thái Bình công chúa đã tiến cử cho mẫu hậu một chàng trai trẻ trung thanh tú, thông hiểu vận luật, giỏi ca múa tên là Trương Xương Tông. Quả nhiên hắn rất được Hoàng đế yêu thích và sủng ái hết mực.
Nhằm xây dựng phe cánh lực lượng mưu đồ làm việc lớn, Trương Xương Tông đã nhanh chóng tiến cử anh trai mình là Trương Dịch Chi với Võ hoàng thượng.
Hai anh em họ Trương đều trở thành sủng nam của hoàng thượng. Ban đầu, mối quan hệ này còn lén lút, việc ra vào cung của bọn họ không được công khai. Sau này thấy bất tiện, bà hoàng bèn nghĩ ra một cách, lấy lý do cần sửa sách “Tam giao châu anh” nên cho bọn họ một danh phận chính đáng để có thể công khai đi lại tự do ở nội điện và hậu cung.
Ở bên Võ Tắc Thiên 8 năm, nhận được ân sủng đặc biệt nên hai anh em họ Trương được phong vô số chức vụ quan trọng như: ty vệ thiếu khanh, Khống Hạc giám nội cung phụng, phụng thần lệnh, lân đài giám, phong hằng quốc công… Hai anh em họ Trương còn được Võ Tắc Thiên sủng ái đến mức, khi biết nữ quan thân tín bên cạnh mình là Thượng quan Uyển Nhi liếc mắt đưa tình với Trương Xương Tông, nữ hoàng đã giơ tay phi con dao sắc bén về phía trán của Uyển Nhi ngay khi dùng ngự thiện, khiến Uyển Nhi vội vàng dùng tay che mặt quỳ xuống chân Võ Tắc Thiên xin được tha tội.
Nhưng dường như hình phạt này không hề làm ảnh hưởng xấu gì đến nàng. Vết sẹo trên trán Uyển Nhi khi lành giống như một bông mai đỏ thắm. Khuôn mặt vốn đã thanh tú giờ điểm thêm bông mai càng làm nhan sắc nàng kiều diễm hơn xưa. Bản thân Võ Hậu khi gặp nàng cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nàng. Sau này, Thượng Quan Uyển Nhi cũng một lòng hầu hạ hoàng thượng, kẻ tung người hứng vô cùng ăn ý nên càng làm cho Võ Tắc Thiên mãn nguyện.
Nhận được sự sủng ái vô biên của Võ Tắc Thiên, hai anh em họ Trương chuyên quyền hốc hách khiến văn võ bá quan trong triều cũng khiếp sợ.
Những năm cuối đời Võ Tắc Thiên đã để bọn họ điều hành hầu hết các việc triều chính. Thần long nguyên niên năm 705, Võ Tắc Thiên lâm trọng bệnh, các đại thần như Thôi Huyền, Trương Gian vội vã cho nghênh đón Trung Tông Lý Hiển hồi cung phục vị, Võ Tắc Thiên nằm trên giường bệnh phải truyền ngôi báu lại cho Lý Hiển. Các đại thần đồng thời mưu sát hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông, sau khi giết chết còn cho bêu đầu công khai ở Kiều Nam Thiên Tân. Vậy là hai sủng nam cuối cùng của bà hoàng khét tiếng dâm đãng Võ Tắc Thiên cũng nhận cái kết đầy thê thảm không toàn thây.