TIN TỨC » Hồ sơ tư liệu

Kỹ nữ xưa không bị bắt buộc 'giao hoan'

Thứ bảy, 01/09/2012 01:33

Nhắc đến kỹ nữ hay gái điếm, nhiều người thường liên tưởng tới chuyện giường chiếu.

Rutxô trong “Cách mạng hôn nhân” cho rằng, nguồn gốc của mại dâm rất cao cả. Trên thực tế, gái điếm xưa kia đôi khi làm việc không phải vì mục đích tiền bạc. Ví như những phụ nữ của Babylon cổ đại, họ sẵn sàng quan hệ với đàn ông không quen biết hay người ngoại quốc chỉ vì tin rằng mình đang thực hiện nghĩa vụ với thần thánh và sẽ nhận được sự kính trọng, yêu mến từ phái mạnh. Thông thường, khi nhắc tới hai từ “kỹ nữ”, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới chuyện bán dâm và những cảnh hoan lạc giường chiếu. Nhưng sự thực là, điều này chỉ chính xác với một bộ phận gái bán hoa hạ đẳng. Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, với những “quan kỹ” (đĩ quan) – người phục vụ cho đám quan viên văn võ các cấp và về sau là những “tư kỹ” (các cô gái tự do, không thuộc danh sách sai phái cửa quan, không phải nộp thuế cho triều đình, nhiệm vụ chính của họ là bán dâm), nghĩa vụ của họ đều không chỉ đơn giản là “hiến thân”.

Thực tế, các “tư kỹ” về sau, chỉ cần không phải là loại hạ đẳng nhất trong xã hội, thì nghĩa vụ của họ với khách làng chơi cũng tương tự như “quan kỹ”. (Ảnh minh họa)

rong đó, nhiệm vụ của đám “quan kỹ” là kề cận với quan viên để góp vui trong những buổi tiệc rượu. Cụ thể, họ sẽ phải lả lơi mời rượu quan khách, tấu nhạc đàn ca, nhảy múa và trò chuyện tán gẫu với những “thượng đế” của mình. Các nghĩa vụ ấy được gọi là “tam bồi”. Đương nhiên cũng có những phút đong đưa tình tứ, đầu mày cuối mắt hay ôm ấp vuốt ve trong lúc tưng bừng tiệc rượu, nhưng để “lên giường” cùng nhau hãy còn là một khoảng cách vời vợi. Vậy câu hỏi đặt ra là giữa kỹ nữ và đám quan lại mà họ hết mình hầu hạ rốt cuộc có nảy sinh quan hệ giường chiếu? Câu trả lời là có, nhưng đây không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Dù chức cao vọng trọng tới đâu, một viên quan nếu muốn truyền gọi kỹ nữ đến phục vụ giường chiếu, vẫn phải có sự tình nguyện mở lòng của người đẹp.  Thông thường, nếu muốn ân ái “mây mưa” với kỹ nữ, viên quan ấy ít nhất cũng phải trải qua quá trình “cưa cẩm” như đang tìm hiểu yêu đương. Trong thời gian “cầm cưa” này, đấng mày râu buộc phải thể hiện thành ý, sự ân cần với người đẹp bằng trăm chiêu ngàn trò, ví như tặng tiền và các vật phẩm có giá, làm thơ tặng nàng như những chàng trai si tình hay giúp kỹ nữ trở nên nổi tiếng… Trong các tác phẩm văn học đời Đường , Tống thường xuất hiện những câu truyện hay truyền thuyết về mối tình giữa quan lại và kỹ nữ. Điều ấy cho thấy, tục lệ “cưa cẩm” kỹ nữ rất phổ biến trong xã hội cổ đại Trung Quốc. Lại bàn về mối quan hệ giữa “tư kỹ” và khách làng chơi. Với những gái điếm trung và cao cấp, khách hạng xoàng chỉ có thể được họ phục vụ theo kiểu “tam bồi”. Nghĩa rằng, những người đẹp chỉ cận kề bên khách làng chơi, phục vụ ăn uống, trò chuyện và đàn hát múa ca cùng khách. Nếu muốn được kỹ nữ “hiến thân”, khách buộc phải đau đầu vắt óc để lấy lòng người đẹp. Ngoài được cung tặng tiền bạc vật phẩm, nhận được những vần thơ mùi mẫn, hay được khách làng chơi giúp đỡ để nổi danh thơm phận, những người thuộc hàng “cao cấp” trong đám “tư kỹ” còn phải xem xét phong thái, năng lực cũng như học vấn của khách làng chơi và đánh giá xem đối phương có đủ sức khiến mình lay động hay kính nể. Điều này giống như một quá trình cưa cẩm của những đôi lứa đang tìm hiểu yêu đương. Nếu khách làng chơi không đủ sức “lọt vào mắt xanh” của một kỹ nữ nào đó, thì dù vung ra cả núi tiền, cũng không thể ép nàng phục vụ giường chiếu. Điều này được nhắc đến trong lượng lớn các ghi chép thời Minh, Thanh có chủ đề về kỹ nữ và trong các tiểu thuyết cuối đời Thanh như “Hải thượng hoa liệt truyện”, “Cửu vĩ quy”. Như vậy, nghĩa vụ của “quan kỹ” hay đám “tư kỹ” trung cao cấp trong xã hội Trung Quốc xưa chủ yếu là “tam bồi”. Riêng chuyện giường chiếu không phải là một nghĩa vụ bắt buộc, càng không có chuyện ép uổng họ phải “lên giường” với người mà mình không ưng thuận. Để được ân ái cùng người đẹp, khách làng chơi phải nghĩ trăm phương ngàn kế mà theo đuổi. Đó được xem như một “quy tắc” bất di bất dịch trong xã hội xưa.

baodatviet