Thời cổ đại cả phương đông lẫn phương tây đều từng xuất hiện thái giám. Trong những nước văn minh cổ đại thời kỳ nô lệ như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã,… mức độ phát triển của thái giám không hề kém cạnh các nước phương đông như Trung Quốc. Nhưng chế độ hoạn quan ở Trung Quốc lại dần dần phát triển thành một kiểu chế độ hoàn thiện. Trong lịch sử Trung Quốc đã nhiều lần xảy ra việc hoạn quan chuyên quyền, can dự vào triều chính, hoạn quan cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với chính trị xã hội phong kiến.
Tuy nhiên, ngành nghề nào cũng có những người nổi trội, chính trong những hoạn quan này cũng có một vài người ỷ vào thế lực của chủ nhân đã có vai trò vô cùng quan trọng và đặc biệt trong tiến trình lịch sử của Trung Quốc. Trong đó có người không thể bỏ qua, đó chính là đại thái giám Lý Liên Anh của triều Thanh. Các nhà khảo cổ hiện đại đã khai quật mộ phần của ông ở Bắc Kinh, cho biết hỏng 3 chiếc búa sắt mới có thể thấy được tình trạng bên trong quan tài, khiến người ta phải kinh ngạc.
Nhiều năm sau, Lý Liên Anh hồi tưởng lại nguyên nhân vào cung của mình, có lẽ nếu được quay lại thì ông vẫn sẽ lựa chọn làm thái giám. Ban đầu, Lý Liên Anh không phải là tên thật của ông, là một nam nhi đại trượng phu, sao lại đặt một cái tên như vậy được? Tên thật của Lý Liên Anh là Lý Anh Thái, sinh ra trong một gia đình khá giả, vì thế việc nói ông xuất thân bần hàn là hư cấu.
Lý Liên Anh thuở nhỏ là một đứa trẻ biết nghe lời, hơn nữa còn thông minh lanh lợi, trước mặt cha mẹ thì vô cùng cần cù, chăm chỉ, được cha mẹ yêu thương. Sự gan dạ của ông cũng vượt xa những đứa trẻ cùng trang lứa, thường xuyên trèo lên cây cao để bắt tổ chim, khi chơi trò chơi với bạn bè cũng luôn bằng lòng đóng vai nô tài, sau đó khi đóng làm chủ nhân có thể phản đòn lại, nắm lấy quyền chủ động.
Theo lý mà nói, một đứa trẻ sống trong môi trường tốt như vậy sao có thể bị đưa vào hoàng cung làm thái giám? Sự việc vô cùng trùng hợp và quả thực đã thay đổi số phận của một đứa trẻ, thậm chí về một mức độ nào đó, việc này đã thay đổi hướng đi của lịch sử Trung Quốc cận đại.
Lý Liên Anh hồi 7 tuổi không may rơi xuống một cái hố lớn bị nước mưa lấp đầy, đầu gối chân trái của ông khi ấy đã bị thương, đau tới mức vừa đi vừa cà nhắc. Đại phu cũng không thể chữa khỏi được, điều này khiến người nhà họ Lý vô cùng lo lắng.
Lúc này, có một đạo sĩ hành nghề bói toán đã tới nhà họ Lý, có bệnh thì vái tứ phương, họ tìm đủ cách để chữa trị cho Lý Liên Anh, thế nên đã vô cùng tin lời của vị đạo sĩ này. Đạo sĩ không hề chữa bệnh cho ông mà lại xem tướng cho ông. Điều này nghe có vẻ vô cùng hoang đường nhưng đối với người cổ đại thì họ lại vô cùng mê tín. Thông qua việc xem bói, ông phát hiện Lý Liên Anh là mệnh cách “sao chổi”, ông đưa ra một ý kiến cho nhà họ Lý, nếu muốn sống tiếp, có 2 cách, vào cửa phật hoặc vào hoàng cung.
Lý Liên Anh còn nhỏ chỉ có thể dựa vào cảm giác đơn giản về 2 lựa chọn này để quyết định, đứng trước 2 cánh cửa số phận, ông đã mở cánh cửa vào hoàng cung. Không nghĩ ngợi gì nhiều, một đứa trẻ có lẽ sẽ không thấy việc làm hòa thượng hay ho gì, mỗi ngày chỉ biết ăn chay niệm phật, tọa thiền gõ chuông, thật là vô vị. Hoàng cung, nằm ở thành phố lớn Bắc Kinh, chắc chắn là thú vị hơn. Vì thế, một thiếu niên lanh lợi tuổi còn nhỏ đã bước vào trung tâm của quốc gia, không chỉ thay đổi bản thân, còn thay đổi cả vận mệnh. Sau đó, ông cũng nhận được sự tín nhiệm của Từ Hi Thái Hậu, được đổi tên thành “Liên Anh”.
Sau khi trải qua muôn vàn khó khăn, cuối cùng ông cũng đã tới Bắc Kinh, dựa vào tiền tài của gia đình đã tìm được một thợ hoạn để hoạn cho ông và thuận lợi tiến cung. Đây hoàn toàn không phải là nỗi đau mà người bình thường có thể chịu đựng được, nếu như không phải là vì mạng sống, Lý Liên Anh tuyệt đối sẽ không lựa chọn con đường này. Nhưng hoặc là đã không làm, làm rồi thì nhất định phải làm đại thái giám. Từ nhỏ ông đã có cái gan lớn đến mức như thế.
Đầu tiên, theo quy tắc, ông bái thủ lĩnh cai quản ngọc tỷ là thái giám Lưu Đa Sinh làm sư phụ, học các lễ tiết phức tạp trong cung. Sau khi vào cung mới biết hóa ra mỗi một cử chỉ hành động đều phải chú ý tỉ mỉ, chỉ cần sơ sểnh một chút thôi là có thể mất đầu như chơi. Rón rén từng bước một, Lý Liên Anh cố gắng khắc khổ học tập, ông từ nhỏ đã được đi học biết chữ nên nhanh chóng nhận được sự yêu thích của chủ nhân, được Ý Quý Phi tức Từ Hi Thái Hậu sau này chọn vào cung của mình.
Lý Liên Anh nắm bắt cơ hội ấy, càng tính toán tỉ mỉ hơn nên chiếm được sự yêu mến của Từ Hi. Từ Hi thích gì thì ông học cái đó, không chỉ có vậy, còn đối xử hòa hợp với những người khác trong cung, “muốn làm chủ nhân thì phải học cách làm nô tài trước”, đây là điều mà ông ghi nhớ cả đời, không bao giờ quên. Ông thậm chí còn vào lầu xanh để học kỹ nghệ, còn đặc biệt học thủ pháp làm tóc để chuyên tạo mẫu tóc cho Từ Hi.
Cứ như vậy, Lý Liên Anh ngày càng được Từ Hi yêu quý. Nhưng ông hiểu rõ rằng, một mình ông trong đám thái giám trong cung vẫn còn quá nhỏ bé, vì thế ông đã lôi kéo rất nhiều những người khác đã từng bị đại thái giám An Đức Hải ức hiếp, dùng họ làm tai mắt của mình, quan sát mọi động tĩnh trong thâm cung, giúp Từ Hi diệt trừ kẻ địch, còn có tin đồn rằng sau này ông còn hạ độc Từ Hi Thái Hậu. Khi ông 40 tuổi, ông thậm chí còn được phê chuẩn cho “mừng thọ”, đây là vinh dự đặc biệt chưa từng có dành cho thái giám.
Sau khi Từ Hi thực sự trở thành người tôn quý nhất trong thiên hạ, Lý Liên Anh – người luôn hiếu kính phục tùng bên cạnh bà cũng trở thành người có quyền thế trong triều. Ông mượn danh của Từ Hi Thái Hậu để vơ vét của cải, chiếm giữ đất đai, thậm chí còn sắp xếp cho người thân trong nhà họ Lý làm quan trong triều, quyền thế to lớn đến mức Lý Hồng Chương và Viên Thế Khải cũng phải kính nể ông mấy phần. Nhưng hành vi coi trời bằng vung này cuối cùng cũng sẽ để lại mầm họa, thậm chí khiến người đời sau phải kinh hãi.
Các cường quốc cận đại phương tây tấn công mạnh mẽ, xâm lược Trung Quốc, một đất nước đang ở trong tình trạng lạc hậu, phong kiến cũ như triều Thanh giống như một chiếc thuyền mục nát đang trôi dạt trên biển, khó tránh nổi việc bị sóng to gió lớn quật đổ rồi nhấn chìm. Khi bị sóng nhấn chìm, người trên thuyền cũng sẽ bị ngập trong làn nước siết, mặc cho dòng nước cuốn đi.
Không nghi ngờ gì, một thái giám lộng quyền trong thời kỳ Từ Hi cầm quyền cũng sẽ phải đối mặt với sự báo thù của nhiều người đã từng bị hắn chà đạp. Trong thời gian lộng quyền, hắn đã đắc tội với không ít trọng thần, để lại mầm họa cho chính mình. Lý Liên Anh về già sau khi nghỉ hưu đã về sống trong trạch viện của mình ở Bắc Kinh. Sau khi rời xa quyền thế, hắn dường như ngày một già đi nhanh hơn, Hắc Bạch Vô Thường dường như đang chờ hắn ở trước cửa, triệu hồi sinh mệnh của hắn.
Khi tiền tài quyền thế lúc sinh thời trở thành ảo mộng, cái chết của Lý Liên Anh cũng để lại rất nhiều nghi vấn, không biết được rốt cuộc là ai đã giết đại thái giám này. Các nhà khảo cổ đã khai quật mộ của ông ở Bắc Kinh, hy vọng có thể tìm được đáp án. Nhưng khi họ liên tiếp phải làm hỏng 3 chiếc búa lớn mới có thể cạy được nắp quan tài ra, sau khi nhìn thấy thi thể, họ vô cùng kinh ngạc với tình trạng trong quan tài. Bên trong chỉ có một chiếc đầu lâu chứ không có xương của phần thân. Người mở nắp quan tài và người xem đều phải kinh hãi.