“Thành đàn bà” trong vòng tay của John F.Kennedy
Đó là mùa hè của năm 1962, Mimi Alford khi đó là một cô gái 19 tuổi, dáng người mảnh khảnh, mái tóc hoe vàng quyến rũ, một vẻ đẹp mộc mạc rất đặc trưng của một nữ sinh vừa rời ghế trường cao đẳng và thông qua một mối quan hệ kiểu “con ông cháu cha”, Mimi Alford đã hạ cánh thành công trong vai trò của một nữ thực tập sinh tại văn phòng báo chí của Nhà Trắng.
Chỉ trong vòng 4 ngày làm thực tập sinh, Alford đã được mời làm trợ lý cho một buổi bơi trưa ngay tại hồ bơi trong Nhà Trắng, nơi đó có vị Tổng thống 45 tuổi cực kỳ đẹp trai thường đến bơi hàng ngày để điều trị chứng bệnh đau lưng mãn tính của mình.
John F. Kennedy nhảy ùm xuống hồ bơi kéo theo cả nữ thực tập sinh Alford. JFK hỏi khẽ: “Tắm cùng tôi có được không Mimi?”, “Vâng, được thưa ông”, Alford bẽn lẽn trả lời. “Cô sẽ làm việc tại văn phòng báo chí trong suốt mùa hè này đúng không?”, JFK hỏi như để tự kiểm chứng.
“Vâng, thưa ông”, Alford quả quyết hồi đáp. “Tiếng sét” đã nổ ra trên bầu trời. Ngày sau đó, Mimi Alford được đích thân Ngài Dave Powers, “người bạn đầu tiên” của Tổng thống và sau đó ông Dave làm người phụ trách lâu năm tại Thư viện Kennedy tại thành phố Boston (tiểu bang Massachusetts) mời đến tham dự một bữa tiệc giải lao sau công việc.
Khi Mimi Alford đến nơi ở của JFK tại Nhà Trắng, cô đã thấy ông Dave Powers cùng 2 nữ nhân viên trẻ khác đang đứng đợi. Dave Powers rót và thường xuyên châm rượu và đồ uống cho các cô gái, Mimi Alford uống Daiquiry cho đến khi vị “Tổng tư lệnh” đến.
Trong bữa tiệc đó, JFK có nhã ý mời Mimi một chuyến đi cá nhân. Nghe thấy đi du lịch cùng Tổng thống, Mimi phấn chấn đứng phắt ngay dậy, cô nghĩ những người khác cũng sẽ hân hoan như thế. Nhưng không ai nhúc nhích.
Tiệc tàn, JFK đưa Mimi đến một nơi gọi là “Phòng phu nhân Kennedy”. Bà Mimi Alford kể lại cái giây phút kỳ lạ đó: “Tôi hơi choáng váng vì hơi men song cũng cảm nhận thấy ông ấy đang tiến ngày một gần hơn căn phòng đó.
Tôi có thể cảm nhận hơi thở của ông ấy phả lên cổ của mình. Ông ấy đặt tay mình lên vai tôi”. Những gì tiếp theo mà Mimi nhìn thấy là JFK đứng trước cô, nhìn đắm đuối vào đôi mắt cô và hướng dẫn Mimi nằm sát cạnh giường.
Bà Mimi kể lại với giọng đứt quãng vì hồi hộp: “Chậm dần, đôi tay ông ấy du hành trên chiếc áo đồng phục của tôi, những chiếc cúc xổ tung ra sau mỗi lần ngón tay ông ấy cử động… tay ông ấy đặt lên bộ ngực trần của tôi.
Kế đó, JFK sờ vào khoảng giữa hai chân tôi và bắt đầu kéo tuột đồ lót... Tôi như lạc vào một thế giới khác, tôi cảm nhận tai như ù đi và có thể nghe những tiếng rơi nhẹ nhàng của quần áo văng đâu đó trên khắp sàn nhà”.
Kennedy lột quần dưới của mình nhưng áo sơ mi của ông vẫn giữ nguyên trên cơ thể, nó áp vào ngực Mimi, cô cảm nhận hơi thở phập phồng của ông, từng quãng ngắn... JFK ngửi mùi nước hoa nồng nàn trên cổ Mimi, ông chợt ngừng lại khi thấy cô không muốn cho ông đi sâu vào “vùng cấm”.
Vị Tổng thống trẻ hơi ngập ngừng hỏi: “Cô chưa từng làm việc này trước đây à?”. “Vâng, chưa bao giờ”, Mimi nói không suy nghĩ. “Bây giờ cô có muốn thử không?”, JFK hỏi thăm dò. “Vâng, tôi đang sẵn sàng”, Mimi nhẹ nhàng đáp.
Hai người quấn lấy nhau song lần này JFK hành động nhẹ nhàng và mơn trớn hơn. Bà Mimi cười, nhớ lại: “Xong việc, ông ấy mặc quần áo, mỉm cười đầy ngụ ý nhìn tôi, và không quên chỉ tay tôi vào phòng tắm”.
Sau khi tắm xong, Mimi bước ra khỏi phòng. John F. Kennedy đang đợi cô ở bên ngoài Hội trường phía Tây, nơi đó hai người bắt đầu dùng bữa cơm tối. Bà Mimi viết trong cuốn hồi ký của mình:
“Tôi thật sự cảm thấy bị “sốc”, mặt khác, cách hành xử của ông ấy (JFK) rất thực tế và theo cách hiểu của tôi thì cách hành xử của ông hoàn toàn không có một chút băn khoăn gì về chuyện đã qua, cứ như nó là những điều tự nhiên nhất trên thế giới!”.
JFK nhìn tôi và hỏi: “Cô dùng gì? Nhà bếp gần đây thôi”. Mimi trả lời: “Không cần đâu, thưa Tổng Thống”. JFK gọi xe hơi và chở Mimi về nhà của cô. Trên đường về nhà, có một lời ám thị vang vọng trong đầu Mimi: “Thế là xong, mình chẳng còn là gái đồng trinh nữa”.
Tình dục đa dạng và bí ẩn của John F. Kennedy
Tuần kế tiếp, Mimi lại được mời đi bơi lần nữa. Mimi viết trong hồi ký: “Ông ấy chỉ xin lỗi tôi khi nhắc lại chuyện hôm trước và rằng chẳng có chuyện gì quá quắt xảy ra trong mối quan hệ giữa hai chúng tôi. Tôi không đủ tự tin để nhìn thẳng vào đôi mắt JFK khi ông nhận lỗi của mình”.
Sau đó, JFK dẫn Mimi vào một căn phòng ngủ khác. Bà nhớ lại: “Đây là mốc khởi đầu mối quan hệ của chúng tôi”. Trong một khoảnh khắc đó, Mimi Alford tự hỏi lòng mình: “Nếu tôi có đủ dũng khí để chống lại ông, liệu chuyện gì sẽ xảy ra?
Sự thực là tôi bị choáng ngợp khi được gần gũi với người đàn ông nổi tiếng và quyền lực nhất nước Mỹ, ông ấy đã làm cho tôi thăng hoa mà quên đi cái cảm giác là phải chống cự trước con người “thô bạo” đó. Đó là lý do tại sao tôi không thể mở miệng kháng cự trước mặt ông ấy, cũng là câu trả lời tốt nhất mà tôi có thể làm”.
Mimi quả quyết nói: “Yếu tố chi phối đứng đằng sau những cuộc gọi này tất nhiên sẽ là sự vắng mặt của đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy”. Hai người không quay lại phòng ngủ của Jackie mà “tình tự” ngay trong phòng JFK, nơi đó khá lộn xộn với hàng chồng sách, báo và tạp chí.
Kennedy lộ rõ bản tính ham vui và luôn phát ngôn những câu nói nghịch ngợm chọc ghẹo Mimi khi ông xem cô là một nữ sinh. Kiểu như câu hỏi: “Tất cả các nữ sinh sẽ làm gì một khi bị khoá trong trường nội trú?”.
Trớ trêu thay, Mimi Alford từng tham dự cuộc thi Hoa hậu Porter ngay tại ngôi trường cũ của đệ nhất phu nhân Jacqueline. Tình dục của hai người đa dạng và thú vị. Bà Mimi viết trong hồi ký:
“Đôi khi ông ấy rất quyến rũ và vui vẻ và hành động theo cái cách mà ông nghĩ rằng mình có cả thế giới trong tầm tay. Những lúc khác, dù tôi mong ngóng song ông ấy không có tâm trạng để nán lại”.
Kennedy có thói quen thay áo sơ mi ít nhất là 6 lần/ngày do bởi tâm lý ghét “mồ hôi hoặc cáu bẩn”. Trên bồn tắm của JFK có rất nhiều con vịt bằng cao su, đó là những món quà đặt theo tên của các thành viên trong gia đình ông, mỗi con vịt quà tặng có một câu chuyện riêng của người trong cuộc.
Những lúc ở bên nhau, JFK đã dạy Mimi cách thức làm thế nào để chế biến món trứng bông xù. JFK là người rất mê nhạc, ông đặc biệt hâm mộ các danh ca Tony Bennett và Frank Sinatra. Hai người cùng chia sẻ tình yêu âm nhạc với nhau, nhất là bài hát: “Làm cách nào thành công trong kinh doanh mà không thực sự cố gắng”.
Người tình lớn, mùa thu lá bay và anh đã đi xa…
Trên một chuyến du ngoạn khác, Mimi đã gặp gỡ với Phó Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson. Khi cô nói về việc mình đã gặp gỡ với Lyndon Johnson, JFK dường như mất đi hẳn sự bình tĩnh vốn có của mình:
“Hãy tránh xa ông ta ra”, có vẻ như JFK e ngại rằng Lyndon có thể lợi dụng mối quan hệ giữa mình với Mimi để công kích chống lại chiếc ghế Tổng thống. Vào cuối mùa hè năm 1962, Mimi nói với JFK rằng cô phải quay trở lại trường cao đẳng tại Wheaton, một ngôi trường toàn nữ sinh ở tiểu bang Massachusetts.
JFK hứa rằng ông sẽ gọi điện hỏi thăm cô bằng cách sử dụng biệt danh là “Michael Carter”. Rồi thì JFK đã chơi một bài hát của Nat King Cole có tựa đề: “Những chiếc lá mùa thu”, bài hát có đoạn: “Anh nhớ em vì tất cả, em yêu ơi, khi mùa thu, lá bắt đầu rơi”.
Đổi lại, Mimi đã trao cho JFK một bản nhạc sao lại và đặt nó vào trong bì thư, ngoài bì thư là những chiếc lá mùa thu do chính tay cô lượm lặt và kỳ công dán vào. JFK nói khẽ bên tai Mimi: “Em đang cố gắng làm cho tôi khóc”. “Tôi sẽ không làm cho ông khóc đâu, Tổng Thống ạ”, Mimi xúc động nói. JFK nói thì thào: “Tôi sẽ cố gắng làm cho em nhớ đến tôi”.
Quả vậy, chỉ trong vòng một tuần sau khi quay lại trường học, Mimi nhận được điện thoại từ “Michael Carter”. Khi phu nhân Jackie vừa đi vắng, JFK bèn lập tức mời Mimi đến Washington thăm thú. Một chiếc xe công vụ đã bí mật đón Mimi và đưa cô đến sân bay, tại đó một chiếc thẻ thanh toán đặc biệt từ DC đang chờ đợi nữ chủ nhân.
Khi đến nơi, người tài xế đang nắm giữ ký tự nhận dạng của Michael Carter sẽ đưa Mimi về Nhà Trắng. Có một thời điểm, trong lúc Mimi ở tại Wheaton, cô nghĩ rằng mình đã mang thai và nói lại điều này cho Dave Powers. Dĩ nhiên nếu tin này lộ ra nó có thể biến thành một vụ bê bối.
Vào năm 1962, việc nạo phá thai bị xem là vô đạo đức và vi phạm pháp luật. Dave Powers đã đưa Mimi tới khám ở một bác sĩ có tay nghề. Kết quả nó chỉ là một báo động giả. Trong thời gian đó, JFK cô đơn và đau buồn sau cái chết của đứa con sơ sinh mang tên là Patrick Bouvier Kennedy.
Bà Mimi viết trong hồi ký: “Tôi chưa bao giờ chịu đựng một nỗi đau đớn dường ấy trong cuộc đời ngắn ngủi của mình”. Trong khi đệ nhất phu nhân Jackie vẫn đang tái bình phục tại Cape Cod, JFK đã quay lại Nhà Trắng. Bà Mimi viết trong hồi ký:
“Ông ấy mời tôi lên lầu, hai chúng tôi ngồi bên ngoài ban công trong không khí đêm hè êm dịu. Có một chồng thư chia buồn đặt trên sàn nhà kế cạnh ghế ngồi của ông ấy, JFK lấy từng lá thư và đọc to cho tôi cùng nghe.
Có lá thư từ bạn bè, cái khác từ người xa lạ, song tất cả chúng đều bày tỏ những lời chia buồn sâu sắc và chân thành từ phía họ. Thỉnh thoảng những giọt nước mắt lăn dài trên gò má của ông”.
Mimi Alford đã gặp JFK lần cuối cùng tại khách sạn Carlyle ở khu Manhattan vào ngày 15/11/1963, chỉ 7 ngày trước khi ông bị ám sát chết tại thành phố Dallas bang Texas. Bà Mimi viết trong hồi ký với cảm xúc bồi hồi: “Ông ấy choàng tay ôm tôi thật lâu và nhẹ nhàng nói: “Ước gì em có thể đi với tôi đến Texas”.
Và ngẫm nghĩ giây lát sau đó nói thêm: “Tôi sẽ gọi cho em khi trở về Nhà Trắng”. Lúc đó tôi đã trả lời ngay: “Ông nên nhớ một chút, Ông Tổng Thống, tôi là người phụ nữ đã có gia đình (tôi đã lấy chồng trước đó vài tháng). JFK khẽ nhún vai, nói quả quyết:
“Tôi biết rồi, nhưng tôi sẽ gọi cho em bất cứ khi nào có thể”. Nhưng JFK đã không gọi cho tôi được nữa, ông ấy đã đi xa mãi mãi… con tim tôi thắt lại bàng hoàng