Hoàng đế nổi tiếng nhất của triều đại nhà Thanh - Khang Hy, cũng là Hoàng đế lâu đời nhất của Trung Quốc. Sau khi ông băng hà, thái giám tổng quản đã theo ông đến 60 năm - Triệu Xương, cũng lập tức bị Hoàng đế kế ngôi là Ung Chính xử tử.
Đồng hành cùng Hoàng đế Khang Hy từ khi còn nhỏ
Theo truyền thống trong cung, mỗi Hoàng tử từ khi còn nhỏ sẽ chọn cho mình một người cùng độ tuổi theo hầu, bầu bạn. Khi Khang Hy còn rất nhỏ, thái hậu Hiếu Trang Hoàng và hoàng đế Thuận Trị đã thể hiện tình yêu rất lớn đối với Khang Hy. Khi Khang Hy bắt đầu học các kỹ năng dân sự và quân sự, họ đã chọn cho ông một đứa nhỏ ngoan ngoãn để bầu bạn. Và người được lựa chọn là Triệu Xương.
Triệu Xương chỉ kém Khang Hy 3 tuổi, nhưng từ nhỏ đã thông minh lanh lợi, biết xem lời ăn tiếng nói nên rất được Khang Hy sủng ái. Cả hai người họ đã là bạn chơi rất tốt từ khi còn nhỏ. Mặc dù thân phận của Triệu Xương rất thấp, Khang Hy ở một mức độ nào đó vẫn coi đó là người bạn thân thiết của mình, và hai người gần như ở bên nhau suốt thuở ấu thời.
Sau này, Khang Hy lên ngôi và được phong làm Hoàng đế. Khi bắt đầu kế vị, có rất nhiều thế lực cần phải dập tắt. Khang Hy sẽ nhờ Triệu Xương giúp bí mật quản lý họ. Sau khi Khang Hy ổn định quyền lực, ông trực tiếp phong Triệu Xương làm người đứng đầu phủ Nội vụ. Tất cả thánh chỉ hầu hết đều qua tay Triệu Xương mà truyền xuống dưới. Vào mỗi dịp trọng đại đều sẽ có Triệu Xương đi theo. Từ những việc này có thể thấy được Khang Hy coi trọng và tín nhiệm Triệu Xương đến mức nào.
Sự thừa nhận tầm quan trọng của Triệu Xương đối với Khang Hy không phải là không có căn cứ. Triệu Xương không chỉ đồng hành cùng Khang Hy từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành, mà ông còn biết được những sở thích của Khang Hy. Triệu Xươnng biết Khang Hy rất thích đồ Tây nên thường cống nạp cho Khang Hy những đồ vật mới lạ ở nước ngoài như tranh sơn dầu, súng hỏa mai,...
Không những vậy, mỗi khi Khang Hy giao cho Triệu Xương nhiệm vụ, ông đều hoàn thành rất tốt, hiệu quả công việc vô cùng cao. Triệu Xương không chỉ trung thành với Khang Hy, mà còn một lòng một dạ với nhà Thanh. Trong thời trị vì của Khang Hy, Triệu Xương chưa từng làm mất lòng ai.
Tại sao ông bị xử tử đầu tiên khi Khang Hy chết? Điều này bắt nguồn từ sự kiện chín người con trai của Khang Hy tranh giành ngôi báu nổi danh thiên hạ.
Chiến đấu giành ngai vàng
Từ trước đến nay vẫn có câu “Hậu cung ba nghìn giai lệ” nên đương nhiên số Hoàng tử muốn kế thừa Vương vị cũng không ít. Vào thời Khang Hy, sự việc "chín người con trai tranh đoạt ngôi báu" nổi tiếng đã xảy ra. Sự việc này thực ra là do chính Khang Hy gây ra. Vì lúc đó thái tử không làm gì, và thường làm một số việc phi pháp, nên Khang Hy đã phải bãi bỏ địa vị của Thái tử.
Điều này khiến 8 Hoàng tử có vị thế nhất định trong triều dấy lên hy vọng có thể thay thế, lên ngôi Hoàng đế rồi dẫn đến cuộc giao tranh tàn khốc. Khang Hy dù không muốn chứng kiến cảnh tượng đau lòng này nhưng để chọn ra người xứng đáng nhất đứng đầu đất nước, chỉ có thể chọn cách “đứng ngoài cuộc”.
Tứ hoàng tử Ung Chính ngay từ khi Thái tử còn chưa bị phế truất đã bắt đầu có tính toán, dần thu phục lòng người. Bình thường trước mặt Khang Hy và các hoàng tử khác thì khép nép khiêm nhường. Nhưng sau lưng, vào thời điểm các hoàng tử khác tranh đấu gay gắt, Ung Chính không chút do dự thẳng tay đánh vào yếu điểm của các Hoàng tử. Trong cuộc hỗn chiến bộc lộ tài năng và trở thành người kế vị tốt nhất trong mắt Khang Hy.
Khang Hy băng hà và Triệu Xương bị xử tử
Vào đêm ngày 20 tháng 12 năm 1722, tình trạng của Khang Hy trở nên tồi tệ hơn. Khi hoàng tử thứ tư Ung Chính đến, Khang Hy đã ở trong tình trạng nguy kịch. Trước khi chết, ông chỉ giao lại di vật thừa kế cho Ung Chính chứ chưa lập di chúc.
Có một điều kỳ lạ khác vào đêm đó. Ngay sau khi Hoàng đế Khang Hy băng hà, trong hoàng cung vọng ra tiếng kêu gào thảm thiết. Ngày hôm sau, Ung Chính tuyên bố Triệu Xương qua đời, đồng thời cũng gắn cho ông một vài tội danh không thể xác minh như lấy trộm tài sản trong ngân khố, lấy của công làm tư, bất trung với nhà Thanh, có ý đồ tạo phản.
Là người bạn tâm giao, đồng hành cùng Hoàng đế Khang Hy hơn 60 năm, Triệu Xương hầu như biết rõ mọi tâm tư, kế hoạch của ông. Kể cả việc người có thể thừa kế ngôi báu Khang Hy trong lòng dự tính là ai, có lẽ Triệu Xương cũng biết rõ.
Theo quan điểm của Ung Chính vào thời điểm đó, nếu Triệu Xương còn sống và người thừa kế ngai vàng mà Hoàng đế Khang Hy dự tính không phải là mình, thì Ung Chính có lẽ sẽ bỏ lỡ cơ hội làm hoàng đế cả đời. Để Triệu Xương không có cơ hội nói ra điều ấy, Ung Chính đã quyết định “giết người diệt khẩu”, tránh gây phiền phức sau này.
Ung Chính ngay khi kế vị đã có thể xử tử Triệu Xương một cách vô lương tâm như vậy, một mặt là vì Triệu Xương đã biết quá nhiều, nhất là chuyện cơ mật trong triều đình. Là một người đã theo tiên đế mấy chục năm, không thể một lòng trung thành với mình, không có giá trị lợi dụng. Mặt khác, vì địa vị của một thái giám trong thời Đại Thanh là rất thấp, chẳng được ai coi trọng dù có là thân tín của Hoàng đế. Giết một người như vậy, đối với Ung Chính cũng không phải một việc quá khó khăn.