Thạch Kính Đường sinh năm 892, mất năm 942, còn gọi là Hậu Tấn Cao Tổ, trị vì từ năm 936 đến năm 942 với niên hiệu Thiên Phúc.
Ông là con trai của Thạch Thiệu Ung và Hà Thị. Thạch Thiệu Ung hay theo cha con Lý Khắc Dụng - một vị danh tướng cuối đời Đường nam chinh bắc chiến, có nhiều công trạng trong sự nghiệp kiến thiết nhà Hậu Đường.
Ngay từ nhỏ, Thạch Kính Đường đã được Lý Tự Nguyên - con nuôi của Lý Khắc Dụng đánh giá cao. Lớn lên được coi là tướng lĩnh thân cận và cho chỉ huy thân binh.
Vào năm 926, trong cuộc binh biến tại Ngụy Châu, Thạch Kính Đường đã thúc giục Lý Tự Nguyên tấn công Lạc Dương, giết Hậu Đường Trang Tông rồi lên ngôi Hoàng đế, gọi là Hậu Đường Minh Tông.
Sau khi lên ngôi, Lý Tự Nguyên đã phong cho Thạch Kính Đường làm Tiết độ sứ tại các trấn Bảo Nghĩa, Tuyên Vũ, Hà Đông.
Tới năm 934, Lý Tùng Hậu - con trai của Lý Tự Nguyên - đưa Thạch Kính Đường làm Tiết độ sứ ở Thành Đức. Khi Lý Tùng Hậu đem quân thảo phạt Lộ Vương Lý Tùng Kha - con nuôi Lý Tự Nguyên thì bị thất bại và chạy tới Vệ Châu cầu viện Thạch Kính Đường.
Tuy nhiên khi tới nơi, Thạch Kính Đường đã giết sạch tùy tùng còn sót lại của Lý Tùng Hậu rồi giam lỏng ông ta tại Vệ Châu. Cuối cùng, Lý Tùng Hậu bị Lý Tùng Kha phái người tới giết chết.
Sau đó Lý Tùng Kha lên ngôi Hoàng đế, gọi là Hậu Đường Mạt Đế. Tuy nhiên, từ khi bước lên ngôi báu, Lý Tùng Kha đã bắt đầu nghi ngờ Thạch Kính Đường, lo sợ ông có mưu đồ cướp mất ngai vàng của mình.
Vì vậy, Lý Tùng Kha đã cho triệu Thạch Kính Đường về kinh, phong cho quan tước nhưng không giao binh quyền nhằm giam lỏng ông.
Ngoài ra, Lý Tùng Kha còn cài người theo dõi mọi hoạt động của Thạch Kính Đường nhằm tìm kẽ hở, khép Thạch vào chỗ chết hòng diệt trừ hậu họa.
Để thực hiện ý đồ đó, Lý Tùng Kha đã gả chính em gái của mình là Ngụy Quốc công chúa cho Thạch Kính Đường. Âm mưu sâu xa của vua Lý Tùng Kha là dùng người thân cận để giao phó việc theo dõi họ Thạch.
Nhưng với trí tuệ, sự tinh ranh từ nhỏ, Thạch Kính Đường đã lợi dụng luôn việc này làm cơ hội để thoát khỏi kiếp nạn bị nghi ngờ.
Một hôm, Lâm Hạo Thanh - con trai một người bạn cũ của Thạch Kính Đường tới Thạch phủ. Thạch Kính Đường bèn giới thiệu vợ mình với người đàn ông khôi ngô, tuấn tú này.
Vừa nhìn thấy Lâm Hạo Thanh đẹp trai hơn hẳn người chồng xấu xí của mình, công chúa đã xiêu lòng. Hơn nữa, vốn dĩ công chúa không có tình yêu với chồng nên khi tiếp xúc, thấy Lâm Hạo Thanh học rộng, biết nhiều, lại rất lịch lãm, nàng bèn đề nghị giữ người đàn ông này ở lại phủ làm việc.
Kể từ đó, Ngụy Quốc Công chúa bắt đầu sao nhãng việc anh trai giao cho là giám sát Thạch Kính Đường, cả ngày quấn quýt bên tình nhân bàn luận văn thơ, uống rượu, vãn cảnh.
Thấy sự việc diễn ra đúng như tính toán của mình, Thạch Kính Đường không những không tỏ vẻ ghen tuông mà còn âm thầm tạo điều kiện để hỗ trợ cho vợ thỏa nguyện yêu đương bên người tình.
Về phần hai người kia, họ thấy Thạch Kính Đường chẳng để mắt tới mối quan hệ ngoài luồng của mình nên cho rằng Thạch là kẻ nhu nhược, bất tài, không biết mình đang bị "cắm sừng" và ngày càng qua lại với nhau lộ liễu hơn.
Khi vợ mình đã say đắm bên tình nhân, Thạch Kính Đường nhận thấy cơ hội chín muồi, đã đến lúc cần hành động. Một hôm, Thạch Kính Đường cho bày tiệc thịnh soạn mời Lâm Hạo Thanh tới dự. Tại đây, ông pha sẵn một loại thuốc kích dục cực mạnh cùng thuốc độc cho vào rượu và rót mời Lâm Hạo Thanh.
Chỉ vài phút sau, thuốc kích dục đã phát huy tác dụng. Họ Thạch còn giả vờ say rượu gục xuống bàn ngủ thiếp đi để vợ mình và Lâm Hạo Thanh thỏa sức đầu mày cuối mắt bên nhau. Quả nhiên, Lâm Hạo Thanh và Ngụy Quốc công chúa không sợ gì nữa, cùng nhau vào phòng ân ái cuồng nhiệt.
Đến sáng hôm sau thì Ngụy Quốc Công chúa phát hiện người tình đã chết từ lúc nào, song nàng chỉ nghĩ họ Lâm chết do hưng phấn quá độ. Nhưng sợ chuyện bại lộ nên nàng báo với Thạch Kính Đường rằng Lâm Hạo Thanh uống rượu say quá nên tái phát bệnh tim và chết từ tối qua.
Thạch Kính Đường giả vờ tin lời vợ nói rồi sai người an táng cho họ Lâm.
Sau khi sự việc qua đi, Thạch Kính Đường vẫn vờ như không có chuyện gì xảy ra, đối xử với vợ thậm chí còn mặn nồng hơn xưa. Thái độ đó khiến Ngụy Quốc Công chúa cảm thấy ân hận trước sai lầm mình đã mắc phải, tỏ ra biết ơn sự độ lượng của chồng nên quên luôn nhiệm vụ anh trai đã giao phó, một lòng một dạ tin tưởng, phục tùng Thạch Kính Đường.
Vậy là kế hoạch thu phục nội gián của Thạch Kính Đường đã thành công đúng như dự tính. Ông tiếp tục nghĩ mưu mới để Lý Tùng Kha cho trở về Tấn Dương. Ông liên tục uống thuốc sổ và đi đại tiện cả ngày khiến thây hình gầy rộc đi như người bệnh nặng sắp chết.
Khi chủ trì triều chính, Lý Tòng Kha thấy Thạch Kính Đường ngày một gầy hơn thì nghĩ ông đang bị bệnh rất nặng nên khấp khởi mừng thầm.
Thạch Kính Đường còn ngậm ngùi nói với vợ rằng: “Giàu sang tại trời, sống chết có số. Ta mặc dù may mắn trở thành quốc thích nhưng do cơ thể bệnh tật, không thể giúp đỡ gì cho hoàng thượng được. Xem ra chỉ đợi tới đời con đời cháu mới có thể giúp nhà họ Thạch mà thôi” khiến Ngụy Quốc công chúa càng tin tưởng hơn.
Bên cạnh đó, Ngụy Quốc Công chúa thấy chồng mình bệnh nặng như vậy mà vẫn nhất mực trung thành với hoàng đế nên rất cảm động, quyết định đến gặp Thái hậu xin cho chồng trở về đất cũ Tấn Dương để dưỡng bệnh. Thương con gái, Thái hậu lập tức cho gọi Lý Tùng Kha vào cung bàn bạc việc này.
Về phía Lý Tùng Kha, thấy Thạch Kính Đường bệnh nặng quá rồi nên nghĩ thà để ông ta chết ở Tấn Dương còn hơn là ở Lạc Dương, vừa tốn kém mà triều thần lại dị nghị.
Vậy là Thạch Kính Đường được trở về Tấn Dương. Sau hơn một tháng bồi bổ, dưỡng bệnh, ông lại trở thành võ tướng cường tráng như trước kia.
Sau khi trở về Tấn Dương an toàn, Thạch Kính Đường lập tức luyện tập binh mã, tự lập nên triều đại riêng gọi là Hậu Tấn. Lý Tùng Kha phái quân tấn công Tấn Dương. Đứng trước sức mạnh của quân Lý Tùng Kha, Thạch Kính Đường bèn cấu kết với quân Khiết Đan, đánh bại quân của Lý Tùng Kha. Lâm vào đường cùng, Lý Tùng Kha đành phải tự sát, kết thúc nhà Hậu Đường.
Để tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ của Khiết Đan, Thạch Kính Đường đã cắt đất cho họ. Mặt khác, ông cung kính tôn vua Liêu làm cha. Việc làm này đã bị các nhà sử học Trung Quốc phê phán mạnh mẽ, coi ông là thủ phạm bán nước dẫn đến việc xâm lấn, chiếm đóng của các ngoại tộc nối tiếp nhau ở phía bắc Trung Quốc suốt hơn 400 năm.
Như vậy, với thủ đoạn "tự nguyện" để vợ "cắm sừng", Thạch Kính Đường đã bước lên ngôi vua, lập ra hẳn triều đại của riêng mình.