TIN TỨC » Hồ sơ tư liệu

Người phụ nữ duy nhất được chôn cất trong lăng tẩm, trên cửa lăng có khắc tám ký tự, Càn Long đào được nửa đường thì lập tức rút lui

Thứ tư, 08/06/2022 13:07

Ở Xương Bình, Bắc Kinh có một ngôi mộ cổ được gọi là Lăng mộ Vạn Nương. Có rất nhiều truyền thuyết về lăng mộ này, trong đó thường xuyên được nhắc đến là câu chuyện kỳ lạ mà Càn Long đã trải qua. Chủ nhân của lăng mộ là Vạn quý phi, sủng phi của Minh Hiến Tống đế triều nhà Minh.

Vị quý phị họ Vạn tên thật là Vạn Trinh Nhi (hay còn gọi là Vạn thị), xuất thân từ Chư Thành (Sơn Đông). Gia đình phạm tội nên bị đày ra biên ải, 4 tuổi Vạn thị bị ép tiến cung làm cung nữ hầu hạ Tôn Thái hậu dưới thân phận Tiểu Đáp ứng.

Năm 1449, Minh Anh Tông bị bắt tại biên giới Đại Minh khi tham gia cuộc chiến với lực lượng của bộ tộc Oirat (Ngõa Lạt) Mông Cổ, Tôn Thái hậu yêu cầu Thành vương Chu Kì Ngọc lên ngôi, tức Minh Đại Tông Cảnh Thái Đế; con trai duy nhất của Anh Tông là Chu Kiến Thâm (sau là Minh Hiến Tông) bị phế truất thái tử. Sợ cháu trai rơi vào cảnh cô quạnh xấu hổ, Thái hậu phái Vạn thị làm nhũ mẫu cho Kiến Thâm khi ông đầy 5 tuổi.

Năm Cảnh Thái thứ 3 (1452), Minh Đại Tông lập con trai của mình là Chu Kiến Tể làm Thái tử, phế bỏ cháu trai Chu Kiến Thâm và giam cầm, chỉ cho phép Vạn thị theo hầu. Tuy bị thất thế, Vạn thị vẫn chăm sóc Phế thái tử rất chu đáo. Có thể nói lúc đó, Vạn thị vừa là chị, là mẹ, là bạn, là nô tì - nguồn an ủi lớn lao không kể xiết, vị trí của bà trong lòng phế Thái tử quan trọng hơn bao giờ hết. Theo truyền thuyết ghi lại, từ nhỏ Kiến Thâm chỉ biết một mình Vạn thị nên đến tuổi trưởng thành, cả hai đã cùng nhau xảy ra chuyện chăn gối.

Năm Cảnh Thái thứ 8 (1457), Minh Anh Tông phát động Binh biến Đoạt môn, phế truất Minh Đại Tông và Thái tử Kiến Thể. Phế thái tử Kiến Thâm được Anh Tông tái lập.

Năm Thiên Thuận thứ 8 (1464), Minh Anh Tông băng hà, Thái tử Chu Kiến Thâm (tức Minh Hiến Tông) kế vị. Lúc này Vạn Thị trở thành ái phi của vị Hoàng đế nhà Minh khi vừa tròn 35 tuổi.

Chuyện Vạn Phi là thê thiếp nhưng lớn hơn hoàng đế 17 tuổi đã khiến các quan đại thần tranh cãi, nhưng Minh Hiến Tông vẫn ngoan cố bảo vệ bà. Ngay cả khi Ngô hoàng hậu và Vạn phi xung đột, Minh Hiến Tông cũng không ngần ngại đứng ra bảo vệ thê thiếp của mình.

Do được Minh Hiến Tông sủng ái, Vạn phi nắm quyền lực tối thượng ở hậu cung, thậm chí còn không coi Hoàng hậu ra gì. Theo một truyền thuyết ghi lại, Ngô Hoàng hậu thấy Vạn phi đắc sủng mà có ý bất kính với mình, bèn gọi ra trách phạt nặng nề. Vạn phi khóc lóc sau đó liền mách lại Hiến Tông, Hoàng đế hết sức bất bình liền phế bỏ ngôi Hậu của Ngô thị, giam vào lãnh cung sau 31 ngày sắc phong.

Năm Thành Hóa thứ hai (1466), Vương phi 37 tuổi hạ sinh Hoàng trưởng tử. Minh Hiến Tông vui mừng phong Vạn thị làm Hoàng quý phi, là sắc phong hoàng quý phi đầu tiên của lịch sử Trung Hoa. Địa vị Hoàng Quý phi chỉ đứng sau Hoàng hậu 1 bậc (còn gọi là Kế Hoàng hậu). Tuy nhiên, chỉ mười tháng sau, hoàng tử mệnh yểu đã băng hà, Vạn phi vì lớn tuổi nên cũng không thể mang thai được nữa. Vì lo sợ bị thất sủng nên Vạn phi không từ thủ đoạn mà ra tay giết hại những phi tần nào có thai và con của Hoàng đế.

Mặc dù, Vạn phi không sinh được con cho Minh Hiến Tông nhưng sự sủng ái của vị Hoàng đế đối với thê thiếp của mình vẫn không hề giảm đi chút nào. Năm Thành Hòa thứ 23 (1487), Vạn phi qua đời vì mắc bệnh ở tuổi 57. Sự ra đi của Vạn Quý phi đã khiến Hoàng đế Hiến Tông rất đau lòng. Ông còn thể hiện sự tiếc thương với người sủng phi qua câu nói: "Vạn thị đã chết và ta cũng sẽ chết sớm"

Sau cái chết của Vạn phi, Minh Hiến Tông lệnh tổ chức đám táng của ái phi thật xa hoa theo quy cách một Hoàng hậu. Lăng mộ của Vạn Thị được xây riêng biệt có phong thủy rất đẹp, không giống như các phi tần khác được chôn cất chung một lăng.

Địa điểm đặt lăng là chân núi Tô Sơn, cách thủ đô Bắc Kinh 7km về phía tây bắc. Phía trước lăng đặt một sân vuông với khu vườn tráng lệ, thuận theo nguyên lý "trước vuông sau tròn". Mặt bằng xây dựng của lăng rộng 138m, sâu 197m, xung quanh lát gạch men xanh và lợp mái vàng sang trọng, bên trong còn dựng văn bia riêng để tưởng nhớ bà.

Ngoài ra, Minh Hiến Tông còn đặc biệt chọn một đội hộ vệ có nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ mộ phần của Vạn Nương nương. Sau nhiều thế hệ, nhóm người ban đầu nhân rộng thành một ngôi làng nay là làng Vạn Nương Phần thuộc thị trấn Thập Tam Lăng, thành phố Bắc Kinh.

Sau khi Càn Long lên ngôi năm 1796, ông cũng đi tìm cho mình một nơi có địa thế đẹp để xây dựng lăng mộ.

Hoàng đế đến vị trí đặt lăng của Vạn Quý phi ở Bắc Kinh cảm thấy rất ưng ý nên muốn dời lăng của bà đi. Tuy nhiên, khi biết ý định này của Càn Long, các quan đại thần đã khuyên can và nói với ông rằng lăng mộ của Vạn Nương Nương không thể dời đi.

Càn Long không vừa ý, cho rằng mình có thể dời địa điểm chôn cất của Vạn Quý phi đi được nên đã sai quân lính gấp rút tiến hành việc di dời. Tuy nhiên khi thợ đào đến cửa mộ, những người thợ vô tình tìm thấy tấm bia đá có tám chữ: "Ta không động ngươi, ngươi không động ta". 8 chữ này có dụ ý hăm dọa những kẻ dám động đến lăng mộ Vạn phi sẽ không được yên thân. Càn Long nhìn thấy tấm bia thì vô cùng sợ hãi, ông lập tức ra lệnh lấp ngôi mộ lại và chọn một địa điểm khác để xây dựng lăng tẩm của mình, chính là Thanh Dụ Lăng ngày nay.

Trước đây, lăng mộ của Vạn Nương Nương luôn được triều đình nhà Thanh bảo vệ. Sau khi nhà Thanh sụp đổ, do không được bảo vệ nghiêm ngặt như trước nên ngày nay nơi đây đã trở thành phế tích, hiện trạng xuống cấp nghiêm trọng, không còn hình dáng như xưa.

Phương Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới