Trong thời kỳ Tam Quốc, quần hùng hỗn chiến, ta lừa người, người lừa ta đã trở thành chuyện xảy ra thường xuyên như cơm bữa. Trong thời đại chiến tranh ngập tràn máu tanh, biến hóa vô thường ấy, người có thể dẫn đầu chỉ huy, kiểm soát thế cục chính trị luôn là đàn ông, rất ít khi phụ nữ có thể làm nhân vật chủ chốt trong quốc gia đại sự, huống hồ là phụ nữ nắm quyền kiểm soát thế cục chính trị quốc gia, đó là điều gần như không thể xảy ra.
Nhưng trong thời kỳ Tam Quốc lại có một người phụ nữ bị người khác coi thường, nàng đã lợi dụng địa vị và thân phận của mình để kiểm soát từng chuyện nhỏ nhất trong triều chính, thậm chí còn có ảnh hưởng rất lớn trong việc phế truất Thái tử. Lịch sử gọi nàng là cao thủ quyền thuật hiếm hoi trong lịch sử Trung Quốc. Đó chính là con gái của Tôn Quyền - Tôn Lỗ Ban.
Tôn Lỗ Ban (không rõ năm sinh năm mất) tự là Đại Hổ, người Ngô Quận Phú Xuân, là con gái trưởng của Ngô Đại Đế Tôn Quyền, mẹ là Bộ Hoàng Hậu, là chị em ruột của Chu công chúa. Ban đầu gả cho con trai trưởng của Chu Du là Chu Tuần, đến năm 299 lại gả cho Hựu Đại Tư Mã Toàn Tông, thế nên được gọi là Toàn công chúa.
Trong những năm Hoàng Vũ (niên hiệu của Tôn Quyền ở nước Ngô), Tôn Quyền cho Thái tử Tôn Đăng của mình lấy con gái của Chu Du làm Thái Tử Phi, rồi lại gả Lỗ Ban cho con trai trưởng của Chu Du là Chu Tuần, đồng thời phong Chu Tuần làm Kỵ Đô Úy. Tuy rằng Chu Du đã mất sớm, nhưng suy nghĩ tới công lao to lớn của Chu Du đối với nhà Ngô, Tôn Quyền đương nhiên cần phải hậu đãi với hậu thế của Chu Du. Vì thế, Tôn Quyền đã để con cái của mình thành thân với con cái của Chu Du, như vậy cũng có thể đảm bảo địa vị của hậu thế Chu Du ở Đông Ngô.
Hổ phụ sinh hổ tử, Chu Tuần hoàn toàn kế thừa những ưu điểm của cha mình, tuổi trẻ tài cao, hơn nữa còn văn võ song toàn, ngoại hình tuấn tú, tráng kiện. Thế nhưng Chu Tuần cũng kế thừa một đặc điểm của cha mình, đó là tuổi còn trẻ mà lại mất sớm. Về cái chết của Chu Tuần có rất nhiều giả thuyết, văn võ bá quan trong triều đều biết Tôn Lỗ Ban là một kẻ không yên phận, mọi người đều đoán rằng Trưởng Công chúa của Đông Ngô đã khiến Chu Tuần chết.
Dựa theo luân lý đạo đức thời phong kiến mà nói, chồng của Tôn Lỗ Ban đã chết thì phải một lòng thủ tiết, cả đời không tái giá, không được có suy nghĩ khác. Thế nhưng con gái của hoàng đế lại bướng bỉnh, suy nghĩ của nàng lại không bị bó buộc bởi tam tòng tứ đức. Tôn Lỗ Ban không hề đau lòng vì cái chết của chồng, mà ngược lại không chịu được sự cô đơn, nài nỉ Tôn Quyền gả nàng cho Toàn Tông.
Toàn Tông là một kẻ đã có 2 đời vợ, đã có kinh nghiệm dày dặn về mặt tình dục. Vì thế, khi đối mặt với đủ mọi yêu cầu của Tôn Lỗ Ban, Toàn Tông đều có thể hoàn thành xuất sắc “nhiệm vụ”. Tuy nhiên, đàn ông có kinh nghiệm đến mấy cũng có lúc “hết đạn”. Cuối cùng, vào năm Tôn Lỗ Ban 40 tuổi, Toàn Tông “chinh chiến sa trường” nhiều năm đã sức cùng lực kiệt, ngã trên giường phấn đấu cả đời kia.
Mất chồng ở tuổi trung niên, ngoài nỗi đau ra thì trong lòng Tôn Lỗ Ban còn cảm thấy có chút kích động. Không còn ràng buộc bởi hôn nhân, cũng không bị trói buộc bởi luân lý đạo đức, Tôn Lỗ Ban bắt đầu phô trương tìm tình lang cho mình, chẳng hề ái ngại ánh mắt người đời.
Thế là Tôn Lỗ Ban lại bắt đầu đảo mắt tìm kiếm xung quanh, để mắt tới Tôn Tuấn - cháu trai của Toàn Tông. Tôn Tuấn là một chàng trai trẻ khôi ngô tuấn tú, lúc này Lỗ Ban đã hơn 40 tuổi, vì bà là con gái của Tôn Quyền, bà nhờ vào quyền thế của cha, Tôn Tuấn đành phải đồng ý hôn sự với Tôn Lỗ Ban.
Theo vai vế mà nói thì Tôn Tuấn phải gọi Tôn Lỗ Ban bằng cô, cho dù là vào thời Tam Quốc loạn thế, loạn luân với cô ruột của mình là một điều cực kỳ vô liêm sỉ. Tuy Tôn Lỗ Ban xinh đẹp nhưng 3 đời chồng đều bị bà “sủng ái” mà chết, đến cả cháu trai cũng không tha. Đúng là người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc!