TIN TỨC » Hồ sơ tư liệu

Những chuyện hoang đường Lý Thế Dân từng làm, nghe mà rợn người

Thứ bảy, 26/06/2021 07:54

Người đời sau đều gọi Lý Thế Dân là thiên cổ nhất đế. Triều đại nhà Đường dưới sự thống trị của Lý Thế Dân phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự, trở thành quốc gia rộng lớn nhất, mạnh nhất lúc bấy giờ. Dù vậy, Lý Thế Dân cũng đã làm ra không ít chuyện hoang đường.

Chuyện đầu tiên chính là biến Huyền Vũ Môn

Lý Thế Dân không hề để ý đến tình thân, tại Huyền Vũ Môn mai phục giết chết huynh đệ của mình. Hơn nữa cuối cùng còn bức phụ thân mình phải thoái vị. Có người chỉ rõ rằng lúc đó Lý Thế Dân vốn đã đâm lao không cách nào rút lại nên chỉ cần cách đâm lao phải theo lao, tên đã lắp vào cung thì nhất định phải bắn.

Chuyện thứ hai chính là háo sắc

Lý Thế Dân cả đời vơ vét không ít mỹ nữ vào tay mình, thậm chí còn chiếm cả Tiêu phi của Tùy Dương Đế, con gái của Tùy Dương Đế và cả vợ của đệ đệ mình là Lý Nguyên Cát. Tuy nhiên thân là đế vương thì chuyện háo sắc vẫn có thể chấp nhận. Tự cổ chí kim có vị vua nào mà không háo sắc cơ chứ.

Chuyện thứ ba chính là sửa loạn sử sách

Can thiệp vào sử sách chính là một điều xấu xa nhất của một hoàng đế. Mục đích chủ yếu của ông chính là tẩy sạch tội nghiệt của chính mình trong vụ việc biến Huyền Vũ Môn. Sau đó, Lý Thế Dân nhiều lần đến chỗ ghi chép sinh hoạt thường ngày của hoàng thất, nơi ghi chép sách sử để tự tân trang lại thân phận minh quân cho chính mình. Vì vậy mà mãi cho đến bây giờ có rất nhiều sự việc trong lịch sử thuộc triều đại nhà Đường đều có rất lớn sự kiện là giả, không hề có thật.

Gần cuối đời, Thái Tông phải thấy cảnh chính con trai là Thái tử Lý Thừa Càn làm phản, muốn giết ông để cướp ngôi. Thái Tông không nỡ giết, chỉ đày đi Tứ Xuyên, năm sau Lý Thừa Càn chết tại đó. Tề Vương Lý Hữu sau đó cũng làm phản nhưng lần này thì ông ép con phải uống thuốc độc chết. Ngụy Vương Lý Thái thấy các kẻ địch tiềm năng của mình lần lượt bị triệt hạ bèn uy hiếp người em cùng mẹ là Lý Trị (Đường Cao Tông sau này) không được tranh ngai vàng với mình.

Thái Tông sợ Lý Thái lên ngôi sẽ hạ độc thủ với các anh em mình nên đày làm thứ dân. Những năm cuối đời, tự dưng ông trở nên cuồng tín, mê muội vào tác dụng của đan dược với khát khao trường sinh bất tử. Khi sức khỏe suy kiệt thay bằng chữa trị lại mù quáng tin vào lời các phương sĩ chế đan dược bằng kim thạch với mong muốn sẽ trường sinh bất lão. Năm 649, Đường Thái Tông băng hà, hưởng thọ 51 tuổi, được truy tôn miếu hiệu là Thái Tông, thụy hiệu là Văn Hoàng Đế, an táng tại Chiêu Lăng.

Thành quả mà triều đại Lý Thế Dân đạt được chính là đã đặt nền móng vững chắc cho triều đại cháu cố của ông là Đường Huyền Tông trở thành thời đại hoàng kim nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, sử sách gọi là Khai Nguyên thịnh thế. Một thế kỷ sau khi Đường Thái Tông qua đời thì nhà Đường vẫn được hưởng hòa bình, thịnh vượng.

Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới