Những bi kịch ngoại tình của bà Boleyn - vợ vua Henry VIII đến nỗi sau đó đã bị vua chặt đầu, những phi vụ ngoại tình của công chúa Margaret - em gái của Nữ hoàng Elizabeth, hay chuyện ngoại tình của thái tử Charles và công nương Diana... đều làm rung chuyển hoàng gia.
Hoàng hậu bị chặt đầu vì ngoại tình
Trong lịch sử hoàng gia Anh, triều đại vua Henry VIII – vị quân vương thứ nhì của dòng họ Tudor trong thế kỷ 16 – được nhắc đến rất nhiều, không chỉ bởi đây là triều đại đã mang lại nhiều cải cách cho đất nước Anh mà còn bởi câu chuyện liên quan tới nghi án ngoại tình chấn động của hoàng hậu Anne Boleyn.
Anne Boleyn là bà vợ thứ hai trong số năm bà vợ của ông vua đa tình và trăng hoa bậc nhất nước Anh này. Anne Boleyn vốn xuất thân từ con nhà thường dân nhưng may mắn thay đã lọt được vào mắt xanh của vua Henry VIII. Câu chuyện tình cảm của hai người bắt đầu vào năm 1525.
Lúc này, Henry VIII đã có một bà vợ đó là hoàng hậu Catherine xứ Aragon. Tính cho tới thời điểm đó, Henry VIII và Catherine đã có tới 24 năm sống bên nhau vô cùng hạnh phúc. Thế nhưng, sự xuất hiện của cô nàng thường dân Anne Boleyn đã khiến cho vua Henry VIII si tình mù quáng muốn vứt bỏ tất cả để chạy theo cô gái. Sau này, người ta đã tìm thấy những lá thư của vua Henry VIII viết cho người tình trong lúc tình yêu của họ đang ở vào thời kì đẹp nhất.
Đó là thời điểm giữa tháng 2 năm 1528 khi Henry VIII đang si mê Anne Boleyn và cố công chinh phục người đẹp. Trong thư, Henry VIII đã hứa với Anne rằng: “Từ nay về sau, trái tim ta sẽ luôn ở bên nàng và mãi mãi chỉ có mình nàng mà thôi”. Bên cạnh đó, Henry còn xin lỗi rối rít vì đã từng buông lời đề nghị nàng Anne làm tình nhân nhỏ của ngài. Với những lời lẽ đường mật cũng như tình yêu cháy bỏng của Henry VIII, Anne thật sự xiêu lòng và mối quan hệ của họ rẽ sang một bước ngoặt mới.
Trong khi mối quan hệ giữa Henry VIII và người tình tiến triển vô cùng tốt đẹp thì giữa nhà vua và hoàng hậu khi đó đã gần như không còn tình cảm. Henry VIII không hề đếm xỉa đến hoàng hậu Catherine, bỏ mặc bà vợ hiền lành trong lâu đài cô đơn, buồn tủi.
Khi đã thuyết phục được Anne cưới mình, nhà vua tìm cách hủy bỏ cuộc hôn nhân kéo dài 24 năm với Catherine nhưng Đức Giáo hoàng không chấp nhận. Vua Henry VIII bèn cắt đứt liên hệ với Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã và thành lập Giáo hội Anh giáo rồi tự phong là giáo chủ của giáo hội này, sau đó ly dị bà Catherine và cưới Boleyn.
Catherine trở thành hoàng hậu bị phế ngôi, trong khi đó Boleyn nghiễm nhiên bước một bước dài từ thân phận thường dân đến ngôi vị hoàng hậu của nước Anh. Anne sống trong sự xa hoa cực điểm với 250 người hầu riêng và 60 viên chức phục vụ chuyện giao tế. Nàng vung tiền để đặt mua những món hàng đắt giá từ khắp nơi trên thế giới, từ giường tủ, kiệu hoa đến xiêm y, trang sức.
Cuộc sống thực sự xa hoa và viên mãn của Anne được nhiều người mơ tưởng và ước ao. Henry VIII – người đã có quyết tâm bạc đãi người vợ cũ để có bằng được người tình – thì vô cùng mãn nguyện và sung sướng. Tuy nhiên, cuộc sống hạnh phúc đó kéo dài không được bao lâu thì những sóng gió lại đến một cách bất ngờ khiến cả hoàng gia chao đảo.
Một ngày, cái tin hoàng hậu Anne Boleyn ngoại tình nhanh chóng lan ra khắp nơi. Khắp trong cung điện cũng như bên ngoài, mọi người truyền tai nhau câu chuyện hoàng hậu Anne không chung thủy. Henry VIII tỏ ra vô cùng giận dữ. Ngay lập tức, nhà vua đã cho các thám tử thân cận của mình vào cuộc.
Anne Boleyn hằng ngày vốn có một người thầy dạy nhạc riêng. Một hôm, trong lúc cả hai đang trong giờ học thì bất ngờ quân lính của nhà vua xông vào. Tay thầy giáo dạy nhạc bị bắt đi trong lúc Anne còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra. Sau vụ bắt bớ tay thầy dạy nhạc, hoàng loạt người đàn ông khác bao gồm hai nhà quý tộc và đặc biệt là một người em ruột của chính Anne cũng đã bị bắt vì bị cho là có quan hệ tình cảm bất chính với hoàng hậu. Phần lớn những người bị bắt đều nhanh chóng nhận tội thông dâm với hoàng hậu Anne.
Tất cả những giận dữ được vua Henry VIII đổ lên đầu bà hoàng hậu. Một phiên tòa ngay lập tức được mở ra, và dưới sự chứng kiến của nhiều người, cũng như sự cúi đầu nhận tội của tất cả những người đàn ông có mặt trong phiên tòa, hoàng hậu Anne đã bị khép vào tội chết.
Án được thi hành vào ngày 19/5/1936, ba năm sau khi nàng trở thành quốc mẫu. Vụ án ngoại tình của hoàng hậu vốn được nhà vua hết sức cưng chiều, thậm chí đã từng bỏ cả hoàng hậu trước để có được, khiến cho toàn thể dân chúng vô cùng căm phẫn người đàn bà lăng loàn này.
Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện ngoại tình của hoàng hậu lại có một chuyện động trời hơn mà không phải ai cũng biết. Mối quan hệ giữa nhà vua và hoàng hậu Anne kì thực đã rạn nứt từ trước đó rất lâu. Nhà vua vô cùng chán nản vì hoàng hậu không thể sinh con cho mình. Hoàng hậu thì buồn chán nên lao vào những cuộc vui chơi với bạn bè.
Tuy nhiên, theo nhiều người nhận định thì Henry là một ông vua cả thèm chóng chán. Người ngoại tình ở đây không phải là hoàng hậu Anne mà là chính ông vua đa tình Henry VIII. Henry VIII lúc này đã lại tìm được cho mình một mỹ nhân khác, lại điêu đứng với vẻ đẹp của một người phụ nữ ấy nên ông đã lấy lý do hoàng hậu không có con trai để ruồng rẫy. Nhà vua luôn tìm cớ để gây sự với Anne.
Độc ác hơn, ông còn không muốn sự tồn tại của Anne nhưng cũng không thể giết chết vợ một cách vô cớ. Nhà vua đã cùng những tay chân cận thần của mình thực hiện ý định hãm hại hoàng hậu Anne. Tất cả những người đàn ông nhận thông dâm với hoàng hậu thực chất chỉ là những người đã được Vua Henry VIII sai người dùng tiền mua chuộc. Cuộc đời của Anne lại lặp lại bi kịch của chính hoàng hậu Catherine trước đó.
Tuy nhiên, nếu như Catherine chỉ bị phế truất ngôi hoàng hậu thì Anne phải chịu một kết cục bi thảm hơn, đó là phải bước lên đoạn đầu đài. Không lâu sau khi hoàng hậu Anne bị chặt đầu, vua Henry VIII lần lượt cưới thêm 4 người phụ nữ khác về làm vợ.
Cũng bởi vậy, Henry VIII bị người đời gán cho cái tên là “ông vua bạc tình”. Với tổng cộng 6 bà vợ, 60 lâu đài cùng với cân nặng lên tới 160kg, Henry VIII được coi là ông vua dâm loạn và tàn ác bậc nhất trong lịch sử hoàng gia Anh. Vụ án ngoại tình chấn động này còn để lại dư chấn về sau với tin đồn về những bóng ma không đầu thường xuất hiện ở tháp London và lâu đài Blickling Hall - nơi hoàng hậu Anne sống thời thơ ấu, như một cách nhắc nhở người đời về nỗi oan tày liếp của hoàng hậu mang danh ngoại tình này.
Nàng công chúa phóng túng ngoại tình với trai trẻ
Một câu chuyện ngoại tình không kém phần xôn xao khác trong hoàng gia, đó là câu chuyện của công chúa Margaret. Công chúa Margaret vốn là con của hoàng tử Albert - sau này trở thành vua George đệ tứ và hoàng hậu Lady Elizabeth Bowes Lyon.
Margaret cũng là em gái ruột của Nữ hoàng Elizabeth II. Margaret Rose chào đời ngày 21/8/1930 tại lâu đài Glamis, Scotland. Trong khi cô chị sống rất mực thước thì công chúa Margaret lại thường phạm vào vương pháp như trốn trong hầm rượu, lén lút thưởng thức mùi vị sâm panh.
Chính vì thế mà Margaret được coi là một công chúa xinh đẹp, sắc sảo, quan hệ rộng và phóng túng vào hàng bậc nhất nhưng lại có cuộc sống hôn nhân vô cùng lận đận. Câu chuyện ngoại tình của Margaret vốn cũng xuất phát từ tính cách phóng túng, không chịu gò mình trong những khuôn khổ. Sự việc ngoại tình của công chúa này cũng đã được ghi vào lịch sử hoàng gia như một cơn chấn động mạnh trong thời gian đó.
Chồng của Margaret không phải là vương tôn công tử mà là nhiếp ảnh gia Anthony Charles Armstrong-Jones, bằng tuổi công chúa. Sau nhiều mối tình không thành, công chúa gặp Anthony Charles Armstrong-Jones năm 1958. Vốn cả hai đều là những người yêu thích tự do và nghệ thuật nên đã kết hợp vô cùng ăn ý với nhau. Margaret thường xuyên trốn khỏi cung điện và ra ngoài cùng người tình nhiếp ảnh gia để thực hiện những cuộc chu du đây đó. Sau hai năm gặp gỡ bí mật, Margaret và Anthony cuối cùng đã quyết định đi đến hôn nhân. Hôn lễ của công chúa Margaret với nhiếp ảnh gia tài năng được tổ chức vào năm 1960 tại Westminster Abbey.
Thời điểm ấy, đây được xem là một cặp đôi khác thường và rất ít gia đình hoàng tộc nước ngoài tham dự hôn lễ trong khi lại có sự hiện diện của các nhân vật xuất chúng trong làng nghệ thuật như Margot Fonteyn, Noel Coward và Leslie Caron. Sau khi cưới, chú rể được phong hàm bá tước Snowdon. Họ sống trong điện Kensington, có hai con và được thần dân Anh yêu mến.
Tuy nhiên, cuộc sống tuyệt vời đó không ở lại với họ bao lâu. Vốn tính tình tự do phóng túng, việc phải “ở rể” trong gia đình hoàng gia Anh là một điều không bao giờ Anthony muốn. Với tài năng của mình, Anthony lại càng không muốn mang tiếng giàu có và thành đạt nhờ vợ.
Trong khi đó, Margaret ngày càng phát huy sở thích sống tự do ngoài vòng khuôn khổ của mình. Tuy có với Anthony hai người con nhưng Margaret rất ít khi quan tâm đến chồng và con. Margaret vẫn ngày đêm miệt mài lao vào những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng. Mối quan hệ vốn không mấy tốt đẹp lại càng lâm vào nguy kịch khi một ngày, Anthony phát hiện ra Margaret ngoại tình. Những cuộc ăn chơi đã khiến Margaret không kìm được lòng mình và đã cặp bồ với một tay chơi trong số những người bạn cùng hội ăn chơi đó.
Điều đáng nói là, người tình mà Margaret lén lút chồng để qua lại lại chỉ là một tay chơi đáng tuổi con mình tên là Roddy Llewellyn. Sự việc khiến cho không chỉ Anthony mà cả hoàng gia Anh choáng váng.
Mặc dù nhận được rất nhiều lời khuyên răn, ngăn cản nhưng Margaret vẫn chứng nào tật nấy. Những cuộc gặp gỡ cùng những cuộc ăn chơi bất tận ngày càng được gia tăng khiến cho sức chịu đựng của Anthony có hạn. Đến năm 1978, Anthony đã yêu cầu ly dị, chấm dứt một cuộc hôn nhân thuộc hàng đình đám trong hoàng gia Anh cho tới thời điểm bấy giờ.
Thực ra, sự phóng khoáng trong tình cảm của Margaret đã khiến cho cô công chúa này phải chịu không ít những bất hạnh và lận đận trong tình duyên. Margaret vốn yêu từ rất sớm. Năm 1948, tức là khi 18 tuổi, trái tim công chúa đã kịp loạn nhịp trước một anh chàng diễn viên điện ảnh Mỹ tên là Danny Kaye. Xuất thân là con trai một thợ may Nga, Danny lập nghiệp và trở thành ngôi sao ca vũ kịch ở Hollywood. Họ quen biết nhau qua sự giới thiệu của một hầu tước. Tuy nhiên, không lâu sau đó, nhà vua phát hiện ra Danny Kaye là một tay lừa đảo.
Thực ra, y đã có một cô vợ ở Mỹ. Tuy nhiên, khi gặp gỡ công chúa Margaret, đoán biết được tình cảm của công chúa cũng như mang sẵn tham vọng được làm phò mã nước Anh, Danny Kaye đã giấu nhẹm sự thật động trời này. Sau khi nhà vua phát hiện ra, ông đã lập tức buộc Margaret phải từ bỏ mối tình đầu tưởng chừng rất lãng mạn. Không lâu sau đó, với tính cách dễ hòa nhập và tìm kiếm bạn bè của mình, công chúa Margaret lại đã tìm được người bạn mới. Đó chính là anh chàng Peter Townsend - người dạy cưỡi ngựa của điện Buckingham.
Với vẻ hào hoa, lịch lãm, nam tính mang đầy chất điện ảnh của Peter, mối quan hệ yêu đương nhanh chóng được thiết lập và Margaret hoàn toàn nhận được sự ủng hộ của hoàng gia Anh. Những cuộc gặp gỡ ngày càng nhiều hơn cho đến khi họ quyết định tiến đến một bước xa hơn, đó là đám cưới.
Peter khi đó 36 tuổi và Margaret đang ở độ tuổi 22. Mọi chuyện tưởng đã có thể có một cái kết tốt đẹp chưa từng thấy đối với cô công chúa lãng mạn và phong tình trên. Tuy nhiên, không may mắn cho Margaret, Peter vốn là một người đàn ông đã có vợ và đã li dị vợ.
Trong hoàng gia Anh lúc bấy giờ có một đạo luật đã xuất hiện từ năm 1722 quy định rằng, bất cứ thành viên nào của hoàng gia Anh dưới 25 tuổi, muốn lập gia đình phải được vua hoặc nữ hoàng đồng ý.
Tuy nhiên, vì li dị vợ nên Peter đã bị Giáo hội Anh khai trừ. Đó chính là nguyên nhân cản trở cuộc hôn nhân của hai con người này. Một thử thách đặt ra cho Margaret là nếu Margaret vẫn nhất quyết phải lấy Peter cho bằng được thì tất cả mọi thứ từ tước vị công chúa, tiền bạc, thậm chí uy tín của cả hoàng gia Anh cũng bị giảm sút. Mối quan hệ của cả hai đã không thể đi đến đâu và cả hai sớm nói lời chia tay còn Margaret cũng nhanh chóng quên đi người tình.
Có thể nói, việc yêu và cưới được nhiếp ảnh gia tài năng Antony Armstrong-Jones là một trong những điều hạnh phúc của Margaret so với những lận đận trong tình duyên trước đó của bà.
Tuy nhiên, bản tính thích những thứ mới mẻ, lạ lẫm đã dẫn Margaret đến cuộc ngoại tình không đáng có với một đứa trẻ đáng tuổi con mình, để tự đánh mất hết hạnh phúc của bản thân mình. Sau khi li dị với Anthony, người ta đồn rằng Margaret còn quan hệ với một số người đàn ông nữa nhưng tất cả đều không thể đi đến đâu vì lí do này hay lí do khác.
Margaret luôn tỏ ra tiếc nuối cuộc hôn nhân với Anthony nhưng tất cả đã quá muộn. Về sau, Margaret ẩn cư ở điện Kensington, London. Bà xa lánh dần các sinh hoạt của hoàng cung. Sức khỏe suy sụp nhanh chóng, bà tránh tiếp xúc với mọi người và tâm trạng luôn luôn u uất, buồn chán. Người phụ nữ này đã qua đời vào ngày 9/2/2002, hưởng thọ 71 tuổi.
Cuộc hôn nhân sóng gió nhất lịch sử hoàng gia Anh
Không chỉ với người dân Anh mà với cả thế giới, câu chuyện tình lãng mạn và đám cưới thế kỷ của thái tử Charles và công nương Diana đã mê hoặc hàng triệu trái tim dân chúng trong nhiều năm. Cô dâu là người có sắc đẹp đầy lôi cuốn. Thế giới đã và luôn say mê vẻ hấp dẫn và sắc đẹp của công nương Diana. Bà xuất thân từ một gia đình có dòng máu (tuy không chính thống) của Vua Charles II và Vua James II.
Trong khi đó, chú rể là người thừa kế ngai vàng của nước Anh, là con trai cả của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip. Ngày 24/2/1981, Diana đã chính thức đính hôn cùng Thái tử Charles của nước Anh khi cô mới bước sang tuổi 21. Hôn lễ cử hành ngày 29/7/1981 tại cung điện Buckingham.
Vào năm đó, đây được coi là một trong những hôn lễ trang trọng và nổi tiếng nhất hành tinh, thu hút sự chú ý của hơn 750 triệu người. Đây là đám cưới đầu tiên được phát sóng trên truyền hình cho hàng triệu người trên khắp thế giới theo dõi. Nhưng hạnh phúc không tày gang tấc, cuộc sống vợ chồng của cặp đôi hoàng gia này chỉ thực sự hạnh phúc trong vòng 10 năm đầu. Không lâu sau đó, đám cưới của họ đã nhanh chóng biến thành cơn ác mộng. Từ năm 1992, cuộc hôn nhân của họ rạn nứt mà lý do chủ yếu là Thái tử đã có những mối quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân. Con sóng ngoại tình lại một lần nữa đổ ập vào cuộc hôn nhân hoàng gia Anh đình đám này khiến cho toàn thể hoàng gia trở nên điên đảo. Hai người ly thân vào năm 1992 và năm 1996, họ quyết định ly hôn. Nguyên nhân chính của cuộc hôn nhân bất hạnh này đó chính là mối quan hệ “ngoài luồng”của Charles với Camilla - người yêu cũ của Thái tử. Trong những bức thư mà công nương Diana gửi cho người cha của mình, cô đã vô cùng đau đớn thú nhận rằng, mặc dù trên danh nghĩa là người vợ chính thức của Thái tử nước Anh, những “không thể chối cãi được là chồng con yêu cô ấy và con chỉ là một phần trong hôn nhân. Chắc hẳn cha cũng đoán biết chuyện chồng con có nhân tình”. Về người tình Camilla – kẻ được coi là người thứ ba xen vào cuộc hôn nhân hạnh phúc giữa thái tử Charles và công nương Diana, kì thực lại không phải là ai xa lạ mà là người tình cũ của Charles. Lần đầu tiên, họ gặp nhau tại một trận đua ngựa ở Windsor vào mùa hè nóng bỏng năm 1971, khi đó Camilla đang yêu say đắm một sĩ quan trẻ không giàu có, thế lực, nhưng đẹp trai và quý phái. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Thái tử Charles đã làm lu mờ tất cả. Cả hai nhanh chóng nhận ra được sự đồng điệu trong tâm hồn, sở thích. Cả hai cùng yêu thích đua ngựa và thường gặp gỡ nhau trên cánh đồng cỏ gần nơi họ sống. Tuy nhiên, cuối cùng, mối tình chưa thực sự chớm nở của họ đã bị phá ngang khi thái tử gia nhập hải quân tận vùng biển Caribe. Khi ông trở về, Camilla đã đính hôn với một sĩ quan kị binh trẻ tên là Andrew Parker Bowles. Charles vô cùng buồn chán nên đã quyết định đi tìm kiếm người mới và đã có cuộc gặp gỡ với Diana - người con gái có nhan sắc nức tiếng khắp vùng. Tuy vậy, cuộc hôn nhân đình đám vẫn không làm thái tử Charles quên đi được người yêu cũ. Mặc dù bấy giờ, Camilla đã kết hôn và có hai con, nhưng mối quan hệ của họ không hề phai nhạt. Thái tử Charles đã lén lút hẹn hò Camilla trên một chuyến tàu và cả hai cũng đi du lịch nước ngoài hay đến những nơi mà họ mong muốn. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Charles với công nương Diana ngày càng trở nên lạnh nhạt. Bị người chồng là thái tử Charles phản bội, có khoảng thời gian, công nương đã phải dùng thuốc ngủ để trấn an tinh thần của mình. Tuy nhiên, để cứu vãn cuộc hôn nhân, Diana quyết định sống ly thân với hy vọng sự xa cách sẽ hâm nóng trở lại ngọn lửa tình yêu và thái tử sẽ nghĩ lại. Vì vậy, từ năm 1992, thái tử Charles chuyển đến sống ở cung điện Highgrove, công nương ở cung điện Kensington. Và kết quả cuối cùng là mối tình hoàng tộc này đã kết thúc vào năm 1996 bằng một lá đơn ly dị. Sau khi họ li thân, cũng đã có nhiều tin đồn về việc Diana cặp bồ với một sĩ quan bảo vệ hoàng gia tên là Barry Mannakee. Tuy nhiên, công nương Diana cũng đã từng chia sẻ lí do trong chuyện tế nhị này, đó là bởi bà quá thiếu thốn chuyện chăn gối cũng như luôn phải chịu sự hắt hủi, ghẻ lạnh của nhà chồng. Năm 1997, công nương xứ Wales Diana đã qua đời một cách đầy bi kịch sau vụ tai nạn xe hơi ở Paris. Sau đó, thái tử Charles đã quyết định kết hôn với người tình lâu năm của mình là Camilla Parker Bowles. Tuy thế, bà Bowles không thể trở thành hoàng hậu mà thay vào đó, bà được nhận tước vị công nương Consort. Thái tử Charles là thành viên đầu tiên trong gia đình hoàng gia tổ chức kết hôn ở Anh không theo nghi lễ tôn giáo bởi nữ công tước Bowles là người đã ly hôn. Điều này bị coi là vi phạm pháp luật và đã trở thành đề tài tranh cãi. Đám cưới của họ không có sự chứng kiến của nữ hoàng. Chưa hết, đám cưới tiếp tục gặp trục trặc do bị trì hoãn vì Giáo hoàng John Paul II qua đời. Tuy có vẻ như sau cùng thì thái tử Charles đã có được hạnh phúc như mong muốn của mình, nhưng cái tiếng ngoại tình và cái chết bi kịch của công nương Diana vào cuối đời vẫn là những cơn sóng dữ dội còn để lại nhiều dư chấn trong lòng đời sống của hoàng gia Anh.