TIN TỨC » Hồ sơ tư liệu

Nữ phóng viên lẻn vào trại tâm thần, nhẫn nhục để khi trở ra phơi bày sự thật khiến ai cũng sốc

Thứ ba, 25/04/2017 20:39

Để điều tra và tìm hiểu về cuộc sống của những bệnh nhân tâm thần, nữ phóng viên đã giả điên để được đưa vào đó. Và sự thật khủng khiếp đã được phơi bày...

Vào cuối thế kỷ 19, Elizabeth Cochran - một nữ phóng viên vô tình nghe được câu chuyện đáng thương khi người đàn ông được đưa trở lại bệnh viện tâm thần đã luôn mồm nói: "Đừng đánh tôi, đừng đánh tôi''. Và người đàn ông này luôn giam mình trong góc tối, co ro, sợ hãi mỗi khi có người đến.

Nữ phóng viên xinh đẹp Elizabeth Cochran

Và dường như linh tính mách bảo, cô đã quyết tâm tìm hiểu đến cùng nguyên nhân của sự việc. Vì vậy, Elizabeth Cochran đã giả điên để được đưa đến bệnh viện tâm thần. Để đạt được điều đó, cô còn trực tiếp theo dõi, ghi nhớ tất cả những biểu hiện đặc trưng của người điên để có thể nhập vai một cách tốt nhất. Đêm đến, Elizabeth gào thét đập phá đồ đạc, tự xé rách quần áo, bứt đầu tóc, và luôn cho rằng có một người đàn ông đang cố gắng giết mình.

Tại đó, cô vô cùng bất ngờ khi cuộc sống trong bệnh viện lại cực khổ tới như vậy. Rác thải, mùi chất khử trùng, chuột bọ ở khắp mọi nơi và không ai thèm chú ý đến chúng. Các bệnh nhân tâm thần sống cuộc sống như địa ngục khi hàng ngày phải đối mặt với những nhân viên y tế hống hách. Các bệnh nhân phải quỳ xin những nhân viên y tế cho mình những suất ăn chứa đầy những thực phẩm đã thối rữa. Vì quá đói nên tất cả đều phải chấp nhận điều đó một cách vô điều kiện để duy trì sự sống.

Thậm chí nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống hằng ngày là nước cũng là một điều xa xỉ. Bệnh nhân bị thiếu nước uống trầm trọng và thậm chí phải uống những vũng nước bẩn còn xót lại trên sàn nhà. Họ luôn phải tắm nước lạnh bất kể mùa nào và luôn phải nghe những lời quát tháo mỗi khi chậm trễ.

Toàn bệnh viện không ngớt tiếng cười điên dại, tiếng khóc não nề, tiếng đập phá đồ đạc, tiếng chửi bậy cũng như các cuộc tấn công bệnh nhân của các nhân viên y tế. Những lúc giả lên cơn điên, Nellie Bly cũng bị các nhân viên ở đây nhét giẻ vào miệng, đánh đập một cách dã man.

Cuộc sống như địa ngục trần gian bên trong trại tâm thần

Và cuối cùng Elizabeth đã trải qua 10 ngày trong "địa ngục trần gian'' với việc được bảo lãnh. Cơ thể của cô sau khi ra khỏi trại vẫn còn tồn tại vô số những vết bầm tím, tóc tai bị bong tróc từng mảng. Những tiếng kêu cứu, gào khóc và cuộc sống trong trại tâm thần đã ám ảnh cô rất lâu sau này.

Tất cả những bức xúc, cuộc sống địa ngục và những nỗi đau cô phải chịu trong trại tâm thần đã được Elizabeth kể hết trong cuốn sách sau này. Cuốn sách có tên "10 ngày ở nhà thương điên'' đã mang lại hiệu ứng lớn chưa từng có - đặc biệt là các gia đình có người nhà trong trại tâm thần. Một cuộc biểu tình quy mô lớn đã được tổ chức để chống đối những hành vi kinh tởm đó trong trại. Và tất cả điều đó đã được đền đáp khi thành phố New York đã đồng ý chi thêm tiền và phụ cấp để cuộc sống trong trại tâm thần được đầy đủ và tiện nghi hơn.

Cuốn sách ''10 ngày ở trại thương điên'' còn được chuyển thể thành phim vào năm 1988.

Elizabeth sau đó được mời vào đội điều tra của chính phủ về điều kiện sinh hoạt của các khu tị nạn. Trong suốt quá trình nhập vai, mỗi bước đi của cô đều có sự tham vấn của toà soạn. Cô cũng không “lôi kéo” ai khác vào vụ việc mà chỉ một mình đi chứng minh sự thật và khéo léo tác nghiệp. Elizabeth đã ghi tên mình vào lịch sử báo chí thế giới với nghiệp vụ điều tra.

Hạ Tú (Theo Giadinhvietnam.com)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới