Trong lịch sử dài dẵng suốt hơn 4000 năm của Trung Quốc, có một người phụ nữ xuất hiện đã thay đổi một phần lịch sử cổ đại, bà trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử được người đời sau biết rõ, chính là Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên trong lịch sử Trung Quốc chỉ có một, là người phụ nữ duy nhất chính thức đăng cơ trở thành nữ hoàng đế. Bà dựa vào nỗ lực cùng với trí tuệ của mình mà có được địa vị, quyền lực cao như thế. Hôm nay chúng ta sẽ nói một chút đến cuộc đời của Võ Tắc Thiên.
Xuất thân của Võ Tắc Thiên khi đó trong hoàng cung cũng có thể tính là rất hiển hách, gia tộc của bà giữ chức vụ cao và được nhiều người kính trọng. Cha của Võ Tắc Thiên là Võ Sĩ Hoạch cả đời có thể nói công thành danh toại, là công thần khai quốc của Đường triều, sau đó được phong làm Ưng Quốc Công. Vào năm 624 sau Công Nguyên, Võ Tắc Thiên được sinh ra trong nhà họ Võ. Khi còn nhỏ, Võ Tắc Thiên đã có vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp.
Trong quá trình trưởng thành, tướng mạo của Võ Tắc Thiên ngày càng xuất chúng, cũng chính bởi vì ngoại hình hơn người mà giúp bà nổi danh, được nhiều người biết đến. Vào lúc đó, khi hoàng đế Lý Thế Dân nghe được về Võ Tắc Thiên liền muốn nhìn thấy khuôn mặt của bà nên đã triều bà tiến cung để gặp mặt. Sau khi Lý Thế Dân nhìn thấy bà, nhìn thấy vẻ đẹp mơn mởn vô cùng xinh đẹp của bà lúc đó lập tức đem bà giữ lại bên cạnh mình, còn phong làm Tài Nhân.
Suốt 12 năm ở bên cạnh Lý Thế Dân, Võ Tắc Thiên không hề có cơ hội thể hiện mình, bà vẫn mãi là một Tài Nhân cho đến khi Lý Thế Dân qua đời. May mắn chính là Võ Tắc Thiên được con trai của Lý Thế Dân là Lý Trị yêu mến. Sau khi Lý Trị lên ngôi, bất chấp luân lý, đạo đức đã quyết định đưa bà từ một ni cô trong am về cung, phong bà làm Chiêu Nghi. Vào lần thứ 2 trở về hoàng cung, Võ Tắc Thiên quyết định lập chí phải có được địa vị cao chốn hậu cung, liền tạo nên sự kiện "Phế Vương lập Võ". Vương hoàng hậu cứ vậy bị Lý Trị phế bỏ, lập Võ Tắc Thiên trở thành hoàng hậu mới. Chính vì như vậy mà vào năm 655 sau Công Nguyên, Võ Tắc Thiên cuối cùng trở thành người phụ nữ cao quý nhất hậu cung lúc bấy giờ.
Sau khi Võ Tắc Thiên trở thành hoàng hậu, ở bên cạnh Lý Trị có thể nói là như cá gặp nước, nhờ vào sự sủng ái vô hạn mà Lý Trị dành cho mình, Võ Tắc Thiên có địa vị và quyền lực vô cùng cao trong hoàng cung. Cuộc sống hạnh phúc cứ kéo dài như vậy cho đến năm 683 sau Công Nguyên thì Lý Trị qua đời, Võ Tắc Thiên nhờ vậy mà nắm giữ quyền lực thật sự chốn cung cấm.
Vào năm 690 sau Công Nguyên, Võ Tắc Thiên chính thức đăng cơ xưng đế, lúc này thiên hạ từ nhà "Lý Đường" chuyển thành "Võ Chu", thời điểm bà lên ngôi hoàng đế đã 67 tuổi. Tuy nhiên, người càng thành công thì thị phi lại càng nhiều, Võ Tắc Thiên cả một đời vô cùng oanh liệt nhưng bà cũng phải chịu rất nhiều thị phi, có đủ loại tranh cãi, tranh luận về cuộc đời của bà.
Bản thân bà chính là Tài Nhân của Lý Thế Dân, sau đó lại biến thành Chiêu Nghi của Lý Trị, còn từng giết chết con gái của chính mình,... Những sự kiện này khiến cho người đời sau tranh luận không ít về bà. Nhưng ai quen thuộc lịch sử đều biết rằng những hành vi như vậy trong hoàng thất vô cùng phổ biến, khi đó có nhiều người chê trách bà đơn giản cũng bởi vì bà là một người phụ nữ.
Trong khi Võ Tắc Thiên tại vị, bà đã vì nhà Đường mà có những cống hiến to lớn. Về mặt chính trị, bà giải quyết các bè phái trong triều, chấn chỉnh quan lại còn phát triển chế độ khoa cử, bổ nhiệm rất nhiều người có tài. Về mặt kinh tế, bà coi trọng phát triển nông nghiệp, những thành tựu cả đời của Võ Tắc Thiên cho dù so sánh với hết thảy hoàng đế trong lịch sử đều có thể nói là xuất sắc.
Nhưng Võ Tắc Thiên cả đời làm một việc mà khiến cho người đời sau vô cùng kinh ngạc, chính là dựng cho bản thân một cái bia không chữ hay còn gọi là Vô Tự Bia. Có người nói rằng bà quá mức ngông cuồng, cảm thấy không có văn tự nào có thể miêu tả được hết công lao to lớn, vĩ đại của bà. Tuy nhiên cũng có người nói là do bà phóng khoáng, cho dù bản thân cống hiến rất nhiều cho đất nước nhưng không muốn khắc ghi lại lên bia mộ.
Ngoài tấm bia không chữ bên ngoài thì trước mộ của bà còn có 61 tượng đá nhưng hình thù của 61 tượng đá này hết sức kỳ quái, chúng đều không có đầu. Sau đó có hai người nông dân ở trong ruộng của mình đào được đầu của những tượng đá kia mới biết rằng rốt cuộc thân phận của 61 bức tượng đá. Hóa ra 61 tượng đá đó cũng chính là 61 chư hầu nhà Đường, chúng xuất hiện ngay trước mộ của Võ Tắc Thiên biểu lộ ra công lao của bà khi còn tại vị. Vào thời kỳ Võ Tắc Thiên tại vị đã thành công bình định được họa ngoại xâm, cả đời của bà ưu khuyết điểm đều có đủ nhưng dù như thế nào thì bà vẫn lưu danh thiên cổ, được mọi người ai ai cũng biết đến.